Lo ngại chiến tranh, Pakistan tăng mạnh chi tiêu quốc phòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 11/6, một số hãng truyền thông cho biết Pakistan tăng 20% ngân sách quốc phòng, tương đương 2,1 nghìn tỷ Rupee (7,45 tỷ USD) so với năm tài chính trước, lên 2,55 nghìn tỷ Rupee (9,04 tỷ USD), tương đương 14% ngân sách tài khóa 2025-2026.

Chi tiêu quốc phòng là khoản lớn thứ hai trong chi tiêu ngân sách hằng năm ở Pakistan sau các khoản thanh toán nợ lên tới 8,207 nghìn tỷ Rupee (29,11 tỷ USD). Việc tăng chi tiêu quốc phòng dự kiến nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nhà lập pháp trong cuộc tranh luận về ngân sách và bỏ phiếu về dự luật tài chính.

luc-luong-an-ninh-bien-gioi-an-do-tuan-tra-duong-bien-gioi-anh-ani-ttxvn.jpg
Lực lượng an ninh Ấn Độ tuần tra dọc biên giới với Pakistan. Ảnh: ANI/TTXVN

Việc Islamabad quyết định tăng chi tiêu quốc phòng liên quan chặt chẽ đến tình hình khu vực bất ổn, đặc biệt là xung đột mới đây với Ấn Độ. Ngày 1/5, một cuộc tấn công vào khách du lịch ở Kashmir khiến 26 người thiệt mạng, hầu hết là công dân Ấn Độ. New Deli cáo buộc vụ tấn công thuộc về trách nhiệm của Pakistan, nhưng Islamabad phủ nhận mọi sự liên quan.

Ngày 7/5, Ấn Độ tiến hành cuộc không kích được đánh giá là lớn nhất trong vòng 50 năm qua nhắm vào lãnh thổ do Pakistan kiểm soát ở vùng Punjab và Kashmir. Islamabad cho biết ít nhất 26 người đã thiệt mạng và 46 người khác bị thương.

Đáp trả, Pakistan đã bắn hạ năm máy bay, trong đó có một máy bay chiến đấu Su-30. Đồng thời, quân đội nước này đã đáp trả bằng đạn pháo và tên lửa nhắm vào vị trí đóng quân của binh sĩ Ấn Độ dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) hai nước. New Delhi cho biết ít nhất 12 người đã thiệt mạng, 57 người khác bị thương do các đợt tấn công đáp trả này. Dưới sức ép của khu vực và thế giới, hai nước sau đó đã nhất trí dừng tấn công lẫn nhau. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa 2 nước sở hữu khí hạt nhân vẫn chưa hết âm ỉ.

Hiện Pakistan đang sở hữu một lượng lớn tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, cho phép không kích các địa điểm dọc biên giới như cách nước láng giềng đã làm. Tuyên bố là vậy song tương tự Ấn Độ, Pakistan chắc chắn sẽ có cân nhắc kỹ lưỡng về mục tiêu, cách thức triển khai đợt tấn công nhằm duy trì sự ủng hộ nội bộ và thể hiện tính răn đe, nhưng không bị cuốn vào vòng xoáy xung đột. Trên cơ sở đó, Islamabad có thể hướng tới tấn công các mục tiêu mang tính biểu tượng, giảm thiểu thương vong cho dân thường hay công trình trọng điểm của Ấn Độ.

Năm 2019, chiến dịch tấn công chớp nhoáng của Ấn Độ, đòn đáp trả ngay sau đó một ngày của Pakistan cùng hàng loạt cuộc đụng độ tại LAC kéo dài gần một tháng khép lại với hòa ước giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Pakistan khi đó, ông Imran Khan.

Theo một nghiên cứu tại London (Anh), báo cáo cân bằng quân sự năm 2025 xác nhận, tại châu Âu, chi tiêu quân sự danh nghĩa tăng 50% trong thập niên qua, với sự khác biệt rõ rệt được ghi nhận tại khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Năm 2024, ngân sách quân sự NATO (32 quốc gia) cam kết đạt 2% GDP/năm (đã có 2/3 số nước) với 1.300 tỉ USD, trong khi Ba Lan đạt 4% (năm 2023 là 21 tỉ USD, năm 2021 là 12,7 tỉ USD).

Mỹ là nước có mức chi ngân sách quốc phòng hằng năm cao nhất với 895 tỉ USD (năm 2025); 886,3 tỉ USD (năm 2024), 858 tỉ USD (năm 2023), 801 tỉ USD (năm 2021). Trung Quốc đứng thứ 2 với 224 tỉ USD; Ấn Độ 76,6 tỉ USD; Anh 68,4 tỉ USD; Nhật Bản 56 tỉ USD. Đức, Pháp đạt mốc 2% GDP/năm chi cho quốc phòng.

Ở châu Á, mạnh tay chi ngân sách quốc phòng phải kể đến Trung Quốc (tăng khoảng 6-7,4% giai đoạn 2015-2025), tiếp đến Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia. Tuy nhiên, tỉ trọng chi tiêu toàn cầu của châu Á vẫn giảm hơn 4 điểm, từ gần 26% (năm 2021) xuống 21,7% (năm 2024).

Thế giới đang trải qua giai đoạn bất ổn. Xung đột vũ trang là thủ phạm khiến các quốc gia tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng, tạo diều kiện cho ngành công nghiệp quốc phòng tăng trưởng mạnh mẽ, thu về siêu lợi nhuận.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã phát huy hiệu quả bước đầu

Gia Lai: Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã phát huy hiệu quả bước đầu

(GLO)- Sau 3 ngày triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, các Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã tại Gia Lai đã cho thấy hiệu quả bước đầu: người dân không phải đi xa, cán bộ trẻ được tăng cường, thủ tục được rút ngắn, phục vụ nhanh chóng, thuận tiện hơn trước. 

Ngày đầu vận hành chính quyền mới diễn ra nghiêm túc, hiệu quả, vì dân phục vụ

Ngày đầu vận hành chính quyền mới diễn ra nghiêm túc, hiệu quả, vì dân phục vụ

(GLO)- Ngày 1-7, cùng với cả nước, chính quyền địa phương hai cấp tại Gia Lai chính thức vận hành. Ghi nhận của phóng viên tại một số xã, phường cho thấy không khí làm việc nghiêm túc, khẩn trương; thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn, minh bạch, tạo ấn tượng tích cực với người dân.

Khai mạc kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII

(GLO)- Sáng 1-7, tại Trung tâm hội nghị tỉnh (phường Quy Nhơn), HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) khai mạc kỳ họp thứ nhất để công bố các nghị quyết về nhân sự; xem xét, quyết định các nội dung do Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trình.

Phường Quy Nhơn phải là trung tâm lan tỏa tinh thần đổi mới

Phường Quy Nhơn phải là trung tâm lan tỏa tinh thần đổi mới

(GLO)- Nhân chuyến dự và chỉ đạo Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã tại tỉnh Gia Lai, sáng 30-6, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa-Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, làm việc với phường Quy Nhơn.

Trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” cho 2 đồng chí lãnh đạo tỉnh Gia Lai

Trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” cho 2 đồng chí lãnh đạo tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 27-6, tại TP. Pleiku, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” cho 2 đồng chí lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức Công đoàn.

null