Lễ kỷ niệm 250 năm Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn diễn ra từ ngày 15 đến 17-2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 22-1, Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 250 năm Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, 232 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa và đón nhận bằng di tích quốc gia "Di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá" đã tổ chức cuộc họp để bàn về kế hoạch tổ chức, triển khai chương trình lễ kỷ niệm. Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Trưởng ban tổ chức lễ kỷ niệm chủ trì cuộc họp. 

 Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Trần Dung
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Trần Dung


Tại cuộc họp, các thành viên Ban tổ chức đã bàn thảo về kế hoạch chi tiết Lễ kỷ niệm 250 năm Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, 232 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa và đón nhận bằng di tích quốc gia “Di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá”.

Theo dự kiến, lễ kỷ niệm diễn ra từ ngày 15 đến 17-2-2021 (từ mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng năm Tân Sửu) tại Cụm di tích An Khê trường, thuộc quần thể Di tích lịch sử-văn hóa Tây Sơn Thượng đạo (phường Tây Sơn, thị xã An Khê). Sau phần lễ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh,  trên Báo Gia Lai điện tử (baogialai.com.vn) và fanpage facebook.com/baogialai.net sẽ là phần hội đặc sắc với các nội dung: hội cầu huê, phiên chợ Kinh-Thượng, hội cồng chiêng, hát cầu huê-hát tuồng, thi đấu võ thuật cổ truyền…

Lễ kỷ niệm là hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức nhằm ôn lại trang sử hào hùng của Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn; tưởng nhớ Tây Sơn tam kiệt, tri ân công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ cùng các tướng sĩ nhà Tây Sơn. Qua các hoạt động này, Ban tổ chức cũng mong muốn tuyên truyền, quảng bá các hoạt động gắn với du lịch văn hóa, lịch sử để cùng với tỉnh và các địa phương khác phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất Tây Sơn Thượng đạo.


Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch nêu rõ: Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng của tỉnh. Vì vậy, các sở, ban, ngành cũng như thị xã An Khê cần chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết để việc tổ chức đảm bảo chu đáo, xứng tầm sự kiện. Đồng thời, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước, trong thời điểm diễn ra sự kiện, đảm bảo phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức.

Sắp tới, Ban tổ chức cũng sẽ tổ chức họp báo để thông tin cụ thể về các hoạt động của Lễ kỷ niệm 250 năm Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, 232 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa và đón nhận bằng di tích quốc gia “Di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá”.  

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Khi xây dựng kịch bản chi tiết lễ kỷ niệm phải lấy người dân làm chủ thể trong tất cả các hoạt động để tạo tính chân thực, gần gũi, tránh hình thức. Các đơn vị liên quan phải tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, rà soát các phần việc nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công theo đúng kế hoạch; xây dựng phương án đảm bảo an toàn giao thông, giữ vững an ninh trật tự trước, trong và sau lễ hội; chỉnh trang sân bãi, thiết kế sơ đồ cụ thể để lễ kỷ niệm được diễn ra đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng, đa dạng về nội dung, phù hợp với văn hóa.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đảm bảo các điều kiện phục vụ du khách tham dự lễ hội như: phân luồng giao thông, bãi đỗ xe, địa điểm trực y tế tại khu vực lễ hội. Qua đó, tạo điều kiện tốt nhất cho du khách đến tham quan trong quá trình lưu trú, ăn ở, đi lại và tham gia vào các hoạt động của lễ hội.
 

TRẦN DUNG
 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.