Lãnh đạo Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai gặp mặt các cơ quan báo chí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 31-3, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Dự buổi gặp mặt có ông Huỳnh Kiên-Tổng biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, lãnh đạo Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương, lãnh đạo Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai, tập thể y, bác sĩ, nhân viên y tế bệnh viện.

Quang cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: Như Nguyện

Quang cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: Như Nguyện

Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai nằm trong Hệ thống Y tế GEM gồm: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Gia Lai, Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai, Bệnh viện Mắt Kon Tum, Phòng khám Đa khoa SYSMED Phù đổng, Công ty TNHH một thành viên dược phẩm Cao Nguyên và An An Clinic và Spa.

Tại buổi gặp mặt, ông Lê Đình Trọng-Chủ tịch Hệ thống Y tế GEM gửi lời cảm ơn đến các cơ quan báo chí địa phương và các cơ quan báo chí Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có sự phối hợp trong công tác thông tin tuyên truyền. Qua buổi gặp mặt, Hệ thống Y tế GEM nói chung, Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai nói riêng mong muốn thời gian tới, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương cùng phối hợp tuyên truyền giúp người dân trên địa bàn tỉnh có cái nhìn tổng quát về những đóng góp của Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đơn vị sẽ tiếp tục cố gắng hợp tác, phát triển và đưa các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại giúp người dân được chăm sóc sức khỏe đôi mắt một cách tốt nhất,

Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động số 219/BYT-GPHĐ ngày 19-1-2018, là bệnh viện chuyên khoa mắt hạng III. Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, Ban Giám đốc bệnh viện chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ và đầu tư cơ sở vật chất khang trang hiện đại, đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến của Mỹ và Châu Âu để phục vụ cho việc khám điều trị hiệu quả.

Qua hơn 5 năm hoạt động, Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai đã góp phần chăm sóc sức khỏe cho hơn 100.000 người dân trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Như Nguyện

Qua hơn 5 năm hoạt động, Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai đã góp phần chăm sóc sức khỏe cho hơn 100.000 người dân trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Như Nguyện

Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai do Công ty cổ phần Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai làm chủ đầu tư và khánh thành đưa vào hoạt động từ năm 2018. Bệnh viện được xây dựng tại địa chỉ 126 Wừu, TP. Pleiku. Bệnh viện có 22 bác sĩ, 6 dược sĩ, hơn 40 điều dưỡng, kỹ thuật viên và 35 cán bộ khác. Qua hơn 5 năm hoạt động, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn- Gia Lai đã góp phần chăm sóc sức khỏe cho hơn 100.000 người dân trong và ngoài tỉnh. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 nhưng bệnh viện vẫn đảm bảo duy trì hoạt động theo tinh thần ổn định, an toàn, đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe người dân. Đặc biệt trong hơn 5 năm, bệnh viện đã thực hiện khoảng 20.000 ca phẫu thuật Phaco góp phần giải phóng mù loà do đục thuỷ tinh thể cho người cao tuổi, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.

Ngoài công tác khám và điều trị, bệnh viện không ngừng nỗ lực thực hiện công tác nâng cao tay nghề cho đội ngũ y, bác sĩ bằng các hoạt động thiết thực . Bệnh viện thường xuyên tổ chức các hoạt động tọa đàm thường kỳ hàng quý để thông tin cho người bệnh về các bệnh lý về mắt thường gặp giúp nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe đôi mắt. Hiện nay, bệnh viện triển khai nhiều kĩ thuật tiên tiến trong điều trị các bệnh lý về mắt; trong đó khám điều trị các bệnh lý về mắt, khám đo tật khúc xạ, cắt kính thuốc, điều trị đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco, phẫu thuật mộng ghép kết mạc tự thân, thủ thuật lác (lé), sụp mi, quặm, thủ thuật tạo hình mắt…

Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao cho người dân trong và ngoài tỉnh, bệnh viện thường xuyên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến và ký kết thoả thuận hợp tác với các bệnh viện tuyến trên giúp người dân trong tỉnh và khu vực lân cận được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đôi mắt một cách tốt nhất.

Hệ thống Y tế GEM tiếp tục định hướng phát triển trong năm 2024 và tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể sẽ xây dựng Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng nhằm cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa về chăm sóc giảm nhẹ phục hồi chức năng, khám bệnh chữa bệnh đa khoa, tổ chức an dưỡng cho người bệnh, người cao tuổi và đối tượng khác có nhu cầu; xây dựng hệ thống phòng khám tuyến huyện; đẩy mạnh cung cấp trang thiết bị y tế...

Ông Huỳnh Kiên-Tổng biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Như Nguyện

Ông Huỳnh Kiên-Tổng biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh phát biểu tại buổi gặp mặt. nh: Như Nguyện

Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Huỳnh Kiên-Tổng biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh cho biết: Hệ thống Y tế GEM nói chung, Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn-Gia Lai nói riêng góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn Gia Lai và các tỉnh lân cận. Trong đó, bệnh viện đã góp phần rất lớn trong việc phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco từ đó giải phóng mù lòa cho người dân trên địa bàn tỉnh. Mong rằng thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình và giúp người dân được thuận lợi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, khám bệnh và điều trị các bệnh lý về mắt một cách tốt nhất, không phải tốn kém nhiều chi phí và thời gian đi tuyến trên điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.