Làng Brếp khởi sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Làng Brếp (xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang, Gia Lai) là làng đồng bào dân tộc thiểu số đầu tiên của huyện Mang Yang được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào đầu năm 2019. Đến nay, bộ mặt làng Brếp đã đổi thay, đời sống người dân từng bước được nâng lên.
Làng Brếp có 142 hộ, 550 khẩu (hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%). Tổng diện tích đất tự nhiên của làng 312 ha (108 ha đất sản xuất nông nghiệp). Đầu năm 2018, làng Brếp được huyện Mang Yang chọn làm điểm xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đến đầu năm 2019, làng Brếp đã hoàn thành các tiêu chí và được UBND huyện công nhận đạt chuẩn làng NTM.
 Một góc làng Brếp (xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang). Ảnh: L.N
Một góc làng Brếp (xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang). Ảnh: L.N
Chia sẻ về kết quả đã đạt được, ông Vốt-Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Brếp-cho biết: Nhờ sự hỗ trợ của huyện, xã, Ban Nhân dân thôn đã vận động bà con nhân dân tích cực chung tay xây dựng NTM. Cụ thể: Người dân đã đóng góp mỗi hộ 400 ngàn đồng để làm 350 m đường giao thông nông thôn và tu sửa nhà văn hóa của làng. Ngoài ra, bà con đã tự sửa chữa và xây mới nhà ở cho kiên cố, làm nhà vệ sinh, làm chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm và tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, làm con đường hoa… Người dân còn đóng góp gần 400 ngày công di dời hàng rào, sửa chữa các công trình dân sinh. “Hiện làng chỉ còn 5 hộ nghèo (chiếm 3,5%), thu nhập bình quân đầu người đạt 28,6 triệu đồng/năm. Trong làng có hơn 50% số hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, bà con đã từng bước xóa bỏ các hủ tục trong ma chay, cưới hỏi để thực hiện nếp sống mới”-ông Vốt vui vẻ chia sẻ thêm.         
Thu nhập của người dân làng Brếp chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với những cây trồng chủ lực như cà phê, lúa nước, bời lời, mì, hồ tiêu. Từ khi cây hồ tiêu bị bệnh chết, giá giảm sâu, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả như bơ, sầu riêng, chanh dây… Đến nay, đời sống bà con từng bước được nâng lên, nhiều hộ có thu nhập 100-200 triệu đồng/năm. Anh Chun-một trong những hộ sản xuất giỏi của làng-cho biết: “Nhà tôi có 4 sào lúa nước và 1,5 ha cà phê trồng xen cây ăn quả; ngoài ra còn nuôi thêm 5 con bò. Mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình cũng thu được hơn 100 triệu đồng”. Tương tự, anh Đinh Công Viêm cho biết: Ngoài 3 sào lúa nước, nhà anh hiện có 2 ha cà phê và 3 con bò sinh sản nên thu nhập năm vừa rồi của gia đình cũng trên 100 triệu đồng. “Mình hiện là giáo viên Trường Tiểu học Đak Djrăng với mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng. Cộng với nguồn thu nhập trên, gia đình có điều kiện cho con cái ăn học. Mình cũng thường xuyên giúp bà con trong làng về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, cách chi tiêu hợp lý trong gia đình để cùng nhau phát triển kinh tế”-anh Viêm chia sẻ.
Trao đổi với P.V, ông Trần Nam Danh-Chủ tịch UBND xã Đak Djrăng-cho biết: Thực hiện đề án của UBND huyện Mang Yang về việc chọn làng Brếp xây dựng điểm làng NTM trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xã đã huy động và ưu tiên nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ cuộc sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân, nhất là với những tiêu chí như giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm. Đồng thời, phân công cán bộ phụ trách làng để phối hợp với Ban Nhân dân thôn tăng cường tuyên truyền, vận động để bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm và phát huy tinh thần đoàn kết trong sản xuất, sinh hoạt, đời sống. “Đây là mô hình điểm để xã nhân rộng ra các làng đồng bào dân tộc thiểu số khác trên địa bàn trong thời gian tới. Qua đó, phấn đấu đến năm 2025 xã sẽ đạt chuẩn xã NTM nâng cao”-ông Danh nhấn mạnh.
 LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm với Chư Păh

Kỷ niệm với Chư Păh

(GLO)- Trước đây, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) được đặt tên là Khu 4. Khu 4 bao gồm cả vùng phía Bắc đường 19B, Đông giáp thị xã Pleiku và phía Tây đường 14, Bắc giáp tỉnh Kon Tum, Tây giáp nước bạn Campuchia.

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.