Phòng trà "đứng tuổi" ở Phố núi Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Pleiku bây giờ không còn một địa chỉ ca nhạc nào khả dĩ hấp dẫn người nghe. Vậy nhưng phòng trà Rạng Đông (số 10 Phù Đổng, TP. Pleiku) đã tồn tại vài tháng nay với lịch hoạt động ổn định. Tuy chưa chuyên nghiệp nhưng nghiêm túc mà nói thì đây là một sân chơi cần thiết, một điểm đến thân quen của những người “nặng nợ” với âm nhạc, đa số họ đã lên chức ông, bà.
60 tuổi là mốc thời gian để người ta nghỉ ngơi, nếu có làm gì đấy thì cũng nhẹ nhàng, không nặng áp lực như trước nữa. Đó là lúc ta có thể vui thú với mảnh vườn nhà, nhận một công việc vừa làm vừa chơi để tránh stress hoặc tiếp tục niềm đam mê nghệ thuật nào đó mà vui sống.
  Một ca sĩ U60 biểu diễn tại phòng trà Rạng Đông. Ảnh: N.S
Một ca sĩ U60 biểu diễn tại phòng trà Rạng Đông. Ảnh: N.S
Vừa rồi, tôi theo chân một người bạn đi nghe hát. Buồn thì đi chứ cái style “hát cho nhau nghe” với tôi vốn không có gì hấp dẫn. Nơi đến là một phòng trà mang tên Rạng Đông. Không gian không quá rộng, nhưng đủ sức chứa 60-70 người cho mỗi đêm sinh hoạt. Lần tôi đến hôm ấy cũng gần hết chỗ, trong đó nghe bảo số hội viên tham gia thường xuyên hơn 20 người. Nhìn qua ngó lại thấy hầu như ai cũng luống tuổi, dăm ba mái tóc đã bạc phơ. Ngay bàn đầu, tôi thấy ông Duy Côn, người mà theo tôi, ở Pleiku này hễ ở đâu có âm nhạc là có sự hiện diện của ông. Bàn kế bên có 2 cô giáo đã nghỉ hưu Phi Vân, Phi Yến, hát khá hay và chuẩn, 2 cô hình như đi đâu cũng mang âm nhạc theo cùng. Rồi thấp thoáng anh chàng Bình Minh, nhiệt tình một cách rất chuyên nghiệp trong các hoạt động ca nhạc nghiệp dư ở Phố núi…
Chương trình bắt đầu, “hát cho nhau nghe” mà chẳng như “hát cho nhau nghe”. Hình như đã có một sự chuẩn bị không hề nhẹ khi thành phần ban nhạc có tới 5 nhạc công, phần đệm nghe bài bản, chắc có “lấy bài, ráp riếc” hẳn hoi, thoảng hao hao “Thúy Nga” hải ngoại. Đêm ấy chương trình kéo dài đến 24 ca khúc. Giọng hát trẻ nhất cũng đã gần 40, loanh quanh 60 tuổi chiếm phần nhiều. Tất nhiên, chẳng thể đòi hỏi họ hát điêu luyện như ca sĩ, cao độ có khi chênh vênh một chút, nhịp có lúc lỡ làng đôi phách, nhưng nhìn trang phục của các ông bà khi lên bục hát và cách họ thả hồn vào ca khúc thì xem ra họ rất xem trọng chuyện xuất hiện trước công chúng. Và dễ có mấy ca sĩ nhập bài được như thế. Ông Bùi Hanh, 70 tuổi, nhà ở xã An Phú (TP. Pleiku) nhưng đêm sinh hoạt nào cũng có mặt, bỏ nguyên buổi chiều trước đó tập cùng ban nhạc hết sức nghiêm túc; bà Bạch Yến lúc nào cũng có chồng đi kèm, livestream, chụp ảnh, trông hạnh phúc lắm. Những người khác như: Mai Xuân, Tuyết Sương, Ánh Tuyết, Quỳnh Nga, Hồng Phúc, Hồng Ngoan, Hà Linh, Sanh Tịnh, Minh Đăng, Duy Nguyên, Bích Hợp, Gia Lộc... hầu hết đều nằm trong lứa tuổi 50-60, vài người kém hơn. Họ là những người mà theo tôi nếu thiếu âm nhạc thì chỉ còn... một nửa cuộc đời. Thành phần ban nhạc 5 thành viên với người đứng đầu hết sức nhiệt tình và nghiêm túc trong phối âm phối khí là anh Hữu Hưởng; kế đó là 2 người bạn quen biết đã nghỉ hưu vài năm nay sau 3 thập kỷ công tác ở Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, một ông chơi guitar bass, ông kia nắm phần lead. Tôi đùa: Nhanh lên thôi, tay chân run rẩy đến nơi rồi. Để có sân chơi đẹp này, tất cả đều vui vẻ nhận sự hỗ trợ mang tính tượng trưng từ sự đóng góp của các hội viên qua khoản phụ thu cũng rất tượng trưng trong mỗi đêm hát. “Thù lao” xứng đáng cho họ chính là được thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc.  
Nhạc ở đây chảy nhiều dòng lắm, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Văn Cao, Phú Quang, Phan Huỳnh Điểu... hát chung với Lam Phương, Lê Minh Bằng, Hoài Linh, Lê Dinh, Minh Kỳ... Có cả nhạc ngoại quốc nữa. Dù có thể là hơi lẫn lộn đấy, nhưng cái chung nhất là âm nhạc và niềm đam mê.
Mở ra và duy trì hoạt động của Rạng Đông lại là cặp vợ chồng trẻ mới ngoài 30: Minh Công và Ngọc Thái. Họ bỏ ra hàng trăm triệu đồng mua sắm hệ thống âm thanh ánh sáng, giao hết cho nhóm nhạc điều hành hoạt động và quản lý tài chính. Trước đây, Thái tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Huế. Cái gốc đó khiến Thái mê nhạc chẳng thua ai; Công lại thương, chiều và tôn trọng hết mực đam mê thuộc về một nửa của mình nên cả 2 rất nhiệt tình đối với những gì liên quan đến hoạt động của nhóm nhạc. Thái chia sẻ: “Tôi thật may mắn khi được gặp mọi người trong nhóm nhạc, quan trọng hơn nữa là đón nhận được những tình cảm, sự nhiệt tình và lòng đam mê của mọi người. Tôi sẽ cố gắng để tổ chức sân chơi này ngày càng chỉn chu, vững vàng, đẳng cấp hơn nữa”.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.