Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Cánh đồng lúa này thường được người Jrai canh tác ở đây gọi là cánh đồng Pôi. Để đến được nơi đây, từ quốc lộ 25, du khách phải đi qua cổng làng Ia Pết rồi theo con đường bê tông chừng 1 km để đến cánh đồng. Khi đến nơi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cánh đồng bậc thang khoác lên mình màu vàng óng như tấm áo mới rực rỡ, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, yên bình giữa đại ngàn.

Để tạo nên cánh đồng Pôi, bao thế hệ dân làng Ia Pết đã lao động cần cù, miệt mài và sáng tạo qua nhiều thời gian. Từ địa hình phức tạp núi cao, dốc lớn, người dân đã “biến hóa” thành những thửa ruộng bậc thang mang hơi thở cuộc sống, đảm bảo lương thực cho dân làng.

Ông Rah Lan Tháo-Trưởng làng Ia Pết cho biết: Toàn làng có 172 hộ với 447 khẩu, người Jrai chiếm hơn 90%. Ruộng bậc thang sử dụng nguồn nước từ suối Ia Pết nên người dân có thể gieo trồng một năm 2 vụ. Để dẫn nước từ suối Ia Pết về ruộng bậc thang, người dân đào mương rãnh nhằm tạo dòng chảy và chia dòng nước từ bậc ruộng này sang bậc ruộng khác theo thứ tự từ cao xuống thấp.

“Cánh đồng Pôi có diện tích khoảng 100 ha, các giống lúa được người dân trồng tại cánh đồng chủ yếu là Đài thơm 8 và Hương Châu 6. Năng suất đạt từ 7-8 tạ/sào. Hàng năm, chính quyền địa phương cũng thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo về kỹ thuật chăm sóc các giống lúa mới cho bà con học tập nên năng suất lúa ngày cao”-ông Tháo cho hay.

Sau đây là chùm ảnh mùa gặt tại cánh đồng bậc thang Pôi do P.V ghi lại được.

Nhìn từ xa cánh đồng bậc thang Pôi như một bức tranh tuyệt đẹp

Nhìn từ xa cánh đồng bậc thang Pôi như một bức tranh tuyệt đẹp

Thời điểm này, cánh đồng lúa đang ngả một màu vàng óng

Thời điểm này, cánh đồng lúa đang ngả một màu vàng óng

Những bông lúa nặng trĩu, vàng ươm chờ ngày gặt
Những bông lúa nặng trĩu, vàng ươm chờ ngày gặt
Trên những thửa ruộng bậc thang, người dân hăng say gặt lúa

Trên những thửa ruộng bậc thang, người dân hăng say gặt lúa

Mỗi người một việc; người gặt, người gom, người vác nhộn nhịp khắp cả cánh đồng

Mỗi người một việc; người gặt, người gom, người vác nhộn nhịp khắp cả cánh đồng

Từng bó lúa sau khi gặt được người dân bỏ vào bao
Từng bó lúa sau khi gặt được người dân bỏ vào bao
Người dân hưởng thành quả lao động của chính mình
Người dân hưởng thành quả lao động của chính mình
Dù lao động vất vả, nhọc nhằn nhưng nụ cười vẫn rạng ngời trên khuôn mặt người dân

Dù lao động vất vả, nhọc nhằn nhưng nụ cười vẫn rạng ngời trên khuôn mặt người dân

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.