Làng A làm theo gương Bác

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Làng A (xã Gào, TP. Pleiku) được công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa 13 năm liền và được Chủ tịch UBND thành phố tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào đầu năm 2024.

Làng A có 219 hộ với 850 khẩu, trong đó có 196 hộ người Jrai. Từ một ngôi làng nghèo khó sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của các ngành, địa phương cùng sự chung sức của người dân, đến nay, làng A trở nên trù phú, no ấm. Bà con có đủ điện lưới phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Đường làng được nâng cấp mở rộng, đổ bê tông phẳng lì, giúp người dân thuận lợi trong lưu thông và vận chuyển hàng hóa. Hộ khá, hộ giàu trong làng ngày càng nhiều, trong đó có nhiều hộ thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trưởng thôn Rơ Châm Săng hướng dẫn chị Siu Lát chăm sóc cà phê theo hướng hữu cơ. Ảnh: M.K

Trưởng thôn Rơ Châm Săng hướng dẫn chị Siu Lát chăm sóc cà phê theo hướng hữu cơ. Ảnh: M.K

Đi đầu trong phong trào học tập và làm theo gương Bác là Trưởng thôn Rơ Châm Săng. Ông Săng đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư cải tạo quỹ đất, chuyển đổi một số cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Hiện gia đình ông có 2 ha cà phê và chăn nuôi 6 con bò sinh sản. Mỗi năm, gia đình ông thu nhập hơn 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư sản xuất.

“Là người con của vùng đất xã Gào anh hùng, mình phải chăm chỉ lao động sản xuất, nâng cao đời sống để từ đó có cơ sở giúp đỡ người làng cùng phát triển”-ông Săng chia sẻ.

Trưởng thôn Rơ Châm Săng cho biết thêm: Ông là 1 trong 18 đảng viên của làng. Xác định việc học tập và làm theo Bác từ những điều bình dị, gần gũi nhất, ông luôn tích cực nêu gương trong các phong trào thi đua. Không chỉ tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế, ông còn thường xuyên cùng chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động và giúp đỡ người dân tự lực vươn lên làm giàu.

Gia đình chị Siu Lát trước đây thuộc diện hộ nghèo do thiếu đất sản xuất. Sau khi được ông Săng động viên, chị đã vay vốn mua đất trồng cà phê. Mỗi năm tích lũy thêm một ít, đến nay, gia đình chị đã sở hữu 1,5 ha cà phê; đồng thời chăn nuôi thêm heo, gà… Gia đình chị Lát dần vươn lên trở thành hộ làm kinh tế giỏi với thu nhập gần 300 triệu đồng/năm.

“Thông qua công tác tuyên truyền, vận động của cán bộ, mình đã học và làm theo Bác ở đức tính cần kiệm, không ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà gia đình mình tự lực vươn lên, chịu khó học hỏi để ngày càng phát triển”-chị Lát bộc bạch.

Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và người dân làng A. Điều đó đã được thể hiện bằng nhiều việc làm tích cực, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Mỗi người dân, nhất là lớp trẻ của làng đã phát huy tốt truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương, cùng chung sức xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ hơn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Anh Siu Klêh cho biết: “Là đoàn viên, tôi luôn phấn đấu học tập và làm theo Bác, luôn chăm lo phát triển sản xuất và quan tâm bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp”.

Những con đường trong làng A được nâng cấp và kiên cố hóa. Ảnh: Mai Ka

Những con đường trong làng A được nâng cấp và kiên cố hóa. Ảnh: Mai Ka

Ông Rơ Châm Duih-Bí thư Đảng ủy xã Gào-thông tin: Người dân làng A đã phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Làng có 100% hộ làm hàng rào, đào hố rác và di dời chuồng trại ra xa nhà ở; đóng góp 2.400 ngày công để xây dựng đường giao thông nông thôn. Đặc biệt, đời sống bà con ngày càng ổn định khi thu nhập bình quân đạt 46 triệu đồng/người/năm.

Ngay từ đầu năm, Đảng ủy đã đề ra kế hoạch để triển khai việc học tập và làm theo lời Bác. 100% cán bộ, đảng viên có bản đăng ký kế hoạch cá nhân. Bà con cũng rất phấn khởi hưởng ứng bằng cách thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc học tập làm theo Bác được lan tỏa sâu rộng gắn với xây dựng làng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh.

“Với nỗ lực của hệ thống chính trị và người dân, làng A đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa 13 năm liền và được Chủ tịch UBND TP. Pleiku tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đây là động lực để cán bộ và người dân làng A tiếp tục nỗ lực quyết tâm xây dựng địa phương ngày càng phát triển”-Bí thư Đảng ủy xã Gào khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.