Lâm sản-vừa mừng xuất khẩu, vừa lo cháy rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Những tháng đầu năm 2019, gỗ và các sản phẩm từ gỗ được coi là điểm sáng trong xuất khẩu nông sản khi cả sản lượng và kim ngạch đều tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, cảnh báo cháy rừng ở khắp các địa phương cũng đe dọa đến những cánh rừng – nguyên liệu quan trọng cho chế biến gỗ.
Hưởng lợi nhờ CPTPP
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 4.2019 ước đạt 875 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu lâm sản 4 tháng đầu năm 2019 ước đạt 3,278 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, giá trị xuất siêu là 2,488 tỷ USD.
 
Xuất khẩu gỗ 4 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng khá. Ảnh: I.T

Bộ Công Thương đánh giá, nhờ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực và triển vọng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ được ký phê duyệt trong năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam được dự báo sẽ khả quan trong thời gian tới.

Lâm sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung tại 5 thị trường: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm khoảng 87% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.

Bộ Công Thương đánh giá, nhờ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực và triển vọng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ được ký phê duyệt trong năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam được dự báo sẽ khả quan trong thời gian tới.
Đơn cử như thị trường Mỹ, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sang thị trường này đã tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, trị giá hơn 1 tỷ USD, đưa thị phần của thị trường này tăng lên 45,4%. Xuất khẩu gỗ sang Nhật Bản cũng tăng 15,2%, đạt hơn 305 triệu USD trong 3 tháng đầu năm nay. Theo cam kết trong CPTPP của Nhật Bản, nếu khối lượng nhập khẩu không vượt quá ngưỡng quy định, thuế sẽ giảm dần từ 6% về 0 vào năm thứ 16.
Theo Bộ Công Thương, với đà tăng trưởng hiện nay và nhiều yếu tố hỗ trợ, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nửa đầu năm 2019 sẽ tăng từ 16 – 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, dư địa cho ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam vẫn còn khá lớn khi thị trường sản phẩm gỗ và đồ nội thất thế giới ngày càng rộng mở. Chưa kể, Việt Nam đang có lợi thế về các hiệp định thương mại tự do, thuế nhập khẩu sẽ tiếp tục được cắt giảm hoặc xóa bỏ, tạo lợi thế cạnh tranh.
Hiện, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước đã có đơn hàng đến hết năm 2019 với mức tăng trưởng khả quan, đánh dấu một năm tiếp tục có nhiều thành công của ngành.
Lo cháy rừng
Bên cạnh niềm vui kim ngạch xuất khẩu tăng, hiện ngành lâm nghiệp đang đối mặt với nguy cơ cháy rừng ở nhiều địa phương.
Cụ thể, các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Bình Định, Phú Yên, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Quảng Bình có nhiều diện tích rừng đang trong cảnh báo cháy rừng cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm.
Các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên, Quảng Nam, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái có nhiều diện tích rừng đang trong cảnh báo cháy rừng cấp IV - cấp rất nguy hiểm.
Trong khi đó, theo thông tin từ Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, đã có 8 vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra tại Sơn La và Điện Biên chỉ trong 2 ngày 18 – 19.4.
Cụ thể, tại Điện Biên, vụ cháy rừng phòng hộ xảy ra tại các huyện Tuần Giáo và Điện Biên từ 7 giờ 30 ngày 18.4 đã thiêu rụi khoảng 17ha rừng.
Còn tại Sơn La, 7 vụ cháy liên tiếp đã xảy ra tại các xã Mường Hum (huyện Sông Mã), xã Chiềng On (huyện Yên Châu) và địa bàn các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Sốp Cộp. Thống kê chưa đầy đủ của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, các vụ cháy rừng trên địa bàn đã thiêu rụi trên 29ha rừng.
Trước nguy cơ cháy rừng cao ở nhiều địa phương, ngày 22.4, Bộ NNPTNT đã có công điện đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương cấp bách triển khai ngay các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng. 
Trong công văn, Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn đề nghị, các địa phương đảm bảo lực lượng ứng trực 24/24 giờ, tuần tra ở những khu vực nguy cơ cháy rừng cao, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng dùng lửa, phát hiện kịp thời điểm cháy, huy động các lực lượng dập tắt ngay, không để xảy ra cháy lớn.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong công tác chữa cháy rừng.
Khánh Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.