Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ siêng năng, cần cù và chịu khó học hỏi kinh nghiệm, anh Nguyễn Ngọc Hiền (làng Vel, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) đã xây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp mỗi năm thu lợi 250-300 triệu đồng.

Từng là một công nhân cạo mủ cao su lành nghề với mức thu nhập cao, thế nhưng, năm 2008, anh Hiền lại từ bỏ công việc này để bắt tay vào việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Từ số vốn dành dụm được, anh mua 1,8 ha đất để đầu tư trồng 1.200 cây cà phê. Sau đó, vợ chồng anh tiếp tục trồng thêm 1.200 trụ hồ tiêu xen canh trong vườn cây cà phê. Hiện nay, trung bình mỗi năm gia đình anh thu được 4 tấn cà phê nhân và hơn 1,5 tấn hồ tiêu.

 

Anh Nguyễn Ngọc Hiền chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: H.H
Anh Nguyễn Ngọc Hiền chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: H.H

Anh Hiền cho biết: “Khi mới bắt tay vào trồng cà phê, hồ tiêu, vợ chồng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Mùa mưa thì không sao nhưng cứ đến mùa nắng là vườn cây trở nên khô héo, đào 3 cái giếng mà nước tưới vẫn không đủ nên sản lượng năm được, năm mất. Nhưng nhờ chịu khó, kiên trì nên những năm gần đây, vườn cây của gia đình luôn xanh tốt và cho năng suất cao”.

Sau nhiều năm đầu tư cho vườn cà phê, hồ tiêu, anh Hiền nhận thấy phát triển chăn nuôi là hướng đi mới giúp gia đình có thêm thu nhập. Qua những lần đi tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi thành công trên địa bàn huyện, năm 2013, anh Hiền đã mạnh dạn đầu tư vốn xây chuồng trại để chăn nuôi dê, bò, heo...

Dẫn chúng tôi tham quan mô hình chăn nuôi của gia đình, anh Hiền vui vẻ nói: “Chăn nuôi không khó nhưng mình phải biết chọn con gì để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tôi chủ yếu chăn nuôi nhốt chuồng nên có nhiều thời gian rảnh rỗi, một ngày bỏ ra 1-2 tiếng đi cắt cỏ, cắt lá keo cho dê, bò ăn là được. Lợi nhuận mang lại từ chăn nuôi không cao nhưng mình tận dụng được một lượng phân chuồng bón cho cà phê, hồ tiêu mà không sợ phân giả”.

Trong quá trình chăn nuôi, nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc và sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ đảm bảo chất lượng nên đàn vật nuôi của anh Hiền ít bị dịch bệnh. Đến nay, vợ chồng anh đã có 8 con bò, 21 con dê và 20 con heo đen thả rông. Lợi nhuận từ việc nuôi dê, bò, heo hàng năm trên 60 triệu đồng. Ngoài ra, nhờ tận dụng phân chuồng để bón cho cây trồng, mỗi năm gia đình anh tiết kiệm được vài chục triệu đồng.

“Muốn có của ăn, của để thì mình phải chịu khó lao động. Chăm sóc cà phê, hồ tiêu hay đàn vật nuôi cũng không vất vả lắm. Nhờ chăn nuôi mà tôi có thêm một khoản thu nhập để đầu tư cho vườn cây”-anh Hiền cho biết thêm.

Huy Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Nâng cao chỉ số thương mại điện tử

Nâng cao chỉ số thương mại điện tử

(GLO)- Bức tranh thương mại điện tử của tỉnh Gia Lai đang có nhiều tín hiệu tích cực khi chỉ số TMĐT năm 2025 tăng 9 bậc, xếp thứ 37/63 tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được cũng cần tháo gỡ những khó khăn để lĩnh vực này thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế số.

Bước đột phá ấn tượng về chỉ số xanh cấp tỉnh

Bước đột phá ấn tượng về chỉ số xanh cấp tỉnh

(GLO)- Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) của Gia Lai được cải thiện đáng kể và lọt vào top 30 tỉnh, thành đứng đầu bảng xếp hạng PGI-2024. Đây là bước đột phá ấn tượng từ sự nỗ lực của chính quyền, người dân và doanh nghiệp.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.