Làm giàu nhờ nuôi tôm càng xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những năm trở lại đây, việc nuôi trồng thủy sản ở tỉnh ta có được chú trọng, song cũng chỉ dừng lại ở những mô hình nuôi thả cá, còn những loại thủy sản có giá trị kinh tế cao vẫn còn hạn chế. Sau nhiều năm tìm tòi, học hỏi và được sự hỗ trợ của dự án đầu tư cho nuôi thử nghiệm tôm càng xanh, ông Phạm Đình Thắng, tổ dân phố 8, thị trấn Kbang đã mạnh dạn nhận nuôi thử. Giờ đây, với 4 ao tôm càng xanh gia đình ông đã có cuộc sống ổn định và trở nên giàu có...

Ảnh: Nam Anh
Ảnh: Nam Anh
Cơ duyên ông Thắng với con tôm càng xanh bắt đầu từ năm 2004, khi huyện Kbang có dự án đưa con tôm càng xanh vào nuôi trồng thử nghiệm. Được huyện đầu tư hỗ trợ con giống và cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, quản lý ao, thức ăn… nhưng do còn bỡ ngỡ nên 2 năm đầu việc thử nghiệm chưa mang lại hiệu quả, tỷ lệ tôm sống và đầu ra gặp nhiều khó khăn. Không nản chí, ông Thắng đã cố tìm tòi qua nhiều sách báo hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm, lặn lội vào tận các tỉnh Cần Thơ, Bến Tre để tham quan và học hỏi kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Sau những chuyến đi thực tế và thu lượm được vốn kiến thức cơ bản, ông Thắng tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng từ 1 ao lên 4 ao với hơn 3.000 m2. Ông Thắng cho biết: “Dù đã trang bị kiến thức cơ bản để chăm sóc con tôm, nhưng 2 năm tiếp theo gia đình vẫn gặp không ít khó khăn khi tỷ lệ sống của tôm chỉ đạt 20% đến 25%, chi phí đầu tư lớn nên lời lãi không được là bao, có vụ chỉ hòa. Năm 2007, tôi lại tiếp tục vào Cần Thơ, Bến Tre để tìm hiểu kỹ thuật và đặt mua con giống. Gia đình quyết định đầu tư hơn 40 triệu đồng để mua máy sục khí ôzôn làm sạch khuẩn trong nước và tăng ôxi cho ao. Từ đó việc nuôi tôm trở nên đơn giản và thuận lợi hơn, tỷ lệ sống của tôm tăng lên rõ rệt với khoảng 45%…”.

Theo tìm hiểu, tôm càng xanh là loại thủy sản dễ nuôi, chỉ cần nước sạch, thoáng khí. Vùng có
nhiệt độ cao từ 26oC đến 32oC như Kbang, tôm phát triển rất nhanh. Hiện nay, khâu tiêu thụ sản phẩm của ông Thắng đã đi vào ổn định, thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đấy. Với 4 ao tôm, chi phí cho 50.000 con tôm giống khoảng hơn 15 triệu đồng, chi phí thức ăn, công chăm sóc vào khoảng 35 triệu đồng, sau 8 tháng, tôm càng xanh có thể cho thu hoạch đại trà, mỗi vụ khoảng 5 tạ. Giá tôm trên thị trường hiện nay từ 180.000 đồng/kg đến 200.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Thắng thu lãi từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng cho mỗi vụ tôm.

Tuy là mô hình thử nghiệm ở huyện Kbang, nhưng có thể thấy con tôm càng xanh có thể thích nghi được với điều kiện khí hậu, nguồn nước ở tỉnh ta. Nếu xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định, thì có thể nhân rộng thêm mô hình này, giúp nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Nam Anh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.