Kỳ họp thứ 6 HĐND TP. Pleiku: Thảo luận nhiều vấn đề "hot"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong ngày làm việc đầu tiên, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đức Chín-Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Pleiku, các đại biểu tham dự kỳ họp thứ 6 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề "hot" được dư luận quan tâm.  

Cử tri kiến nghị nhiều vấn đề "hot"

Tại phiên họp sáng 19-7, ông Nguyễn Thanh Bình-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Pleiku đã trình bày tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 6 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026).

Đại biểu HĐND TP. Pleiku thảo luận tại kỳ họp lần thứ 6, khóa XII. Ảnh: Thiên Di
Đại biểu HĐND TP. Pleiku thảo luận tại kỳ họp lần thứ 6 khóa XII. Ảnh: Thiên Di


Theo đó, cử tri xã Diên Phú kiến nghị: Tại ngã tư đường Hoàng Sa-Trường Sa-Cao Bằng (thuộc thôn 3) đã có tín hiệu đèn vàng, nhưng thực tế không có hiệu quả. Hiện nay, lưu lượng giao thông tại khu vực này khá lớn. Điều này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông và trong thời qua đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông rất thương tâm tại vị trí này. Do đó, UBND thành phố cần chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành lắp đặt cụm tín hiệu đèn tạm dừng tại ngã tư. Bên cạnh đó, một số xe tải thường mang rác thải, súc vật chết đến đổ trên đường Cao Bằng (đoạn rừng thông) gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Dù chính quyền địa phương đã vận động người dân nhiều lần dọn vệ sinh, cắm biển báo cấm đổ rác nhưng tình trạng trên vẫn tái diễn, đề nghị UBND thành phố có biện pháp chỉ đạo khắc phục.

Cử tri phường Thống Nhất và Hoa Lư đề nghị UBND thành phố quan tâm bố trí kinh phí đầu tư nâng cấp hoặc duy tu, sửa chữa tuyến đường Tôn Thất Thuyết (thuộc tổ 4, phường Thống Nhất và tổ 1, phường Hoa Lư) nhằm đảm bảo đi lại thuận tiện cho người dân. Theo cử tri, đường Tôn Thất Thuyếtđược đầu tư từ năm 1998, không có hệ thống mương thoát nước. Khi mưa lớn, nước ở các nơi đổ về khiến mặt đường hư hỏng nặng, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi, gây khó khăn trong đi lại. Trong khi đó, cử tri 2 phường Tây Sơn và Hoa Lư thì đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường quản lý, xử lý tình trạng đậu đỗ xe trên vỉa hè tràn xuống lòng lề đường Phan Đình Phùng gây ảnh hưởng đến giao thông. Ngoài ra, cử tri phường Tây Sơn cho rằng, cây xanh trên một số tuyến đường không được chăm sóc, cắt tỉa kịp thời, dẫn đến tình trạng một số cây xanh có cành khô rơi, gãy gây nguy hiểm cho người đi đường.

Quang cảnh tại buổi thảo luận tổ ở tổ 1. Ảnh: Thiên Di
Quang cảnh tại buổi thảo luận tổ ở tổ 1. Ảnh: Quang Tấn


Phát biểu khai mạc kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Pleiku Nguyễn Đức Chín nhấn mạnh: 6 tháng đầu năm 2022, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm cần tập trung khắc phục. Cụ thể, dịch Covid-19 còn tiểm ẩn nhiều nguy cơ, phần nào ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về đất đai còn bộc lộ những hạn chế; tình trạng đầu cơ, thu gom đất nông nghiệp phân lô, tách thửa vẫn còn xảy ra. Tiến độ triển khai các dự án trọng điểm thuộc kế hoạch đầu tư công năm 2022 và các năm tiếp theo chậm so với yêu cầu như: Dự án đường Quyết Tiến (nối dài), Dự án đường Nguyễn Văn Linh, Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh, trụ sở HĐND-UBND thành phố… Bên cạnh đó, số vụ phạm pháp hình sự, phạm pháp môi trường, tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ; các vụ việc liên quan đến tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số bị lừa vượt biên ra nước ngoài tìm việc làm còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. “Đó cũng chính là những vấn đề mà hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm. Tôi đề nghị các cấp, các ngành, các vị đại biểu HĐND thành phố cần thấy rõ trách nhiệm của mình trước những hạn chế, tồn tại, từ đó có quyết tâm hơn, quyết liệt hơn trong thực hiện nhiệm vụ thời gian tới”-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố đề nghị.

Sôi nổi phiên thảo luận tổ

Đại biểu Y Khum-Trưởng Ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Pleiku nêu ý kiến tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP. Pleiku. Ảnh: Thiên Di
Đại biểu Y Khum-Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Pleiku nêu ý kiến tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP. Pleiku. Ảnh: Thiên Di



Trong phiên làm việc buổi chiều, các đại biểu chia thành 3 tổ để tiến hành thảo luận những vấn đề quan trọng, nổi cộm được dư luận xã hội quan tâm. Đại biểu Y Khum-Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Pleiku-đề nghị: Thành phố cần có giải pháp cụ thể để giúp người dân ổn định đời sống trong điều kiện giá vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, xăng dầu tăng cao như hiện nay. Đối với các dự án đường giao thông đang triển khai trên địa bàn thành phố cần có những tính toán mức bồi thường phù hợp với giá cả thực tế để người dân ổn định cuộc sống sau khi đã giao đất để thi công công trình.

 Đại biểu Nguyễn Đình Thức-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố nêu vấn đề thiếu giáo viên. Ảnh: Thiên Di
Đại biểu Nguyễn Đình Thức-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố nêu vấn đề thiếu giáo viên. Ảnh: Quang Tấn


Vấn đề thiếu giáo viên trong năm học mới cũng được các đại biểu quan tâm. Đại biểu Nguyễn Đình Thức-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Pleiku-cho biết: Theo số liệu thống kê, năm học mới 2022-2023, thành phố cần khoảng 400 giáo viên, nếu không đáp ứng kịp thời thì rất khó đảm bảo công tác dạy và học. Do đó, đề nghị thành phố kiến nghị các cấp có thẩm quyền quan tâm bố trí nguồn nhân lực phục vụ cho năm học mới.

Còn đại biểu Kpă Doan-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Gào thì đề xuất: Xã Gào sở hữu tiềm năng phát triển du lịch và đang bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc, nhất là người Jrai. Xã cũng đã phối hợp với ngành chức năng phục dựng lễ cúng cầu mưa, cúng nhà rông. Đề nghị thành phố quan tâm cấp kinh phí để khuyến khích, vận động người dân tham gia, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.

 

Đại biểu Nguyễn Tiến Dũng tham gia thảo luận tại buổi thảo luận tổ. Ảnh: Thiên Di
Đại biểu Nguyễn Tiến Dũng-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Trà Đa phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận tổ. Ảnh: Quang Tấn


Đại biểu Nguyễn Tiến Dũng-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Trà Đa-bức xúc: Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn gây nhiều bức xúc, nhất là từ Khu Công nghiệp Trà Đa. Đề nghị UBND thành phố làm việc với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng về nông nghiệp nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng rác thải từ các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, hiện nay, các trục đường chính như Ngô Quyền, Trần Văn Bình, Lý Thường Kiệt… do Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai quản lý nhưng tình trạng rác thải, cây cối mọc um tùm. Mong UBND thành phố chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị phối hợp với Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai nhanh chóng dọn dẹp vệ sinh, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp...

Theo chương trình làm việc, kỳ họp thứ 6 HĐND thành phố khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra trong 2 ngày 19 và 20-7. Tại kỳ họp này, HĐND thành phố tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với 46 báo cáo, tờ trình; trọng tâm là thảo luận đánh giá kết quả triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2022, chỉ rõ những hạn chế, phân tích nguyên nhân và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội trong 6 tháng cuối năm 2022.


Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế-xã hội của TP. Pleiku đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện trên 4.898 tỷ đồng, đạt 48,67% kế hoạch, tăng 6,65% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thực hiện gần 24.283 tỷ đồng, đạt 46,7% so với kế hoạch, tăng 9,72% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 746,5 tỷ đồng, bằng 54,33% kế hoạch tỉnh giao và 49,75% kế hoạch HĐND thành phố giao, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, thu ngân sách theo phân quyền thực hiện hơn 1.011 tỷ đồng, bằng 75,68% kế hoạch tỉnh giao và 69,74% kế hoạch HĐND thành phố giao, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021. 6 tháng qua, thành phố đón trên 352.500 lượt khách du lịch, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2021 với mức doanh thu đạt 246,5 tỷ đồng, tăng 116,2% so với cùng kỳ năm trước.


QUANG TẤN - NGUYỄN TÚ
 

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.