Krông Pa nhân rộng giống mì sạch bệnh, gỡ khó cho người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm trở lại đây, cây mì giữ vai trò không hề nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp của huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Tuy nhiên, để cây mì phát triển ổn định, đem lại thu nhập cao, huyện đã đưa ra nhiều giải pháp, đặc biệt là hỗ trợ cung cấp các giống sạch bệnh cho người dân.

Giải bài toán bệnh khảm lá hoành hành

Với hơn 80 ngàn ha mì được trồng hàng năm, tỉnh Gia Lai đang dẫn đầu cả nước về vùng nguyên liệu mì. Riêng huyện Krông Pa có diện tích mì cao nhất tỉnh với hơn 22 ngàn ha. Do có quỹ đất dồi dào, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên huyện Krông Pa xác định phát triển cây mì trên cơ sở bền vững.

Mì là cây trồng chủ lực của huyện Krông Pa. Ảnh: Ngọc Sang

Mì là cây trồng chủ lực của huyện Krông Pa. Ảnh: Ngọc Sang

Ông Hồ Văn Thảo-Chủ tịch UBND huyện Krông Pa-cho biết: “Trên địa bàn huyện có 2 nhà máy chế biến, chuyên thu mua nguyên liệu mì của bà con. Chưa kể đội ngũ tư thương đông đảo, luôn sẵn sàng cạnh tranh để thu mua. Vì vậy, vấn đề đầu ra của sản phẩm mì hoàn toàn không phải lo”.

Với những thuận lợi như trên, người dân Krông Pa đã mạnh dạn đầu tư cho loại cây trồng này. Bà Ksor H'Nghiêm (buôn Gum Gốp, xã Ia Rmok) có 1,2 ha đất trồng mì từ nhiều năm nay. “Tuy có năm này năm kia, thậm chí có bị nhiễm bệnh khảm lá với mức độ nặng, năng suất giảm 40% nhưng tôi thấy đất ở đây rất phù hợp với cây mì. Mì bị nhiễm bệnh là do chất lượng cây giống không đảm bảo, nếu tìm loại giống tốt, kháng được sâu bệnh thì sẽ cho thu hoạch tốt. Nghe nói huyện đang nỗ lực tìm giống mì mới kháng bệnh, cho năng suất cao nên tôi vui lắm”-bà H'Nghiêm chia sẻ.

Bệnh khảm lá mì được phát hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai vào năm 2018 với giống mì HLS11 và lây lan rất nhanh. Nếu như năm 2018, tại huyện Krông Pa, diện tích mì bị nhiễm bệnh khảm lá là 7,436 ha, thì đến năm 2022 con số này đã trên 14.000 ha. Nguyên nhân là do nguồn bệnh sẵn có còn sót lại trong đất và người dân sử dụng cây mì đã bị nhiễm bệnh ở vụ trước làm hom giống. Ngoài ra, phần lớn người dân quen với phương thức quảng canh, không bổ sung dinh dưỡng sau mỗi vụ thu hoạch mà chủ yếu tập trung khai thác và “bóc lột” dinh dưỡng có trong đất. Đặc biệt, những năm qua, trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Krông Pa nói riêng chưa có hom giống sạch kháng bệnh hoàn toàn dẫn đến bệnh ngày càng lây lan trên diện rộng.

Năm 2022, diện tích mì của gia đình bà Ksor H'Nghiêm (buôn Gum Gốp, xã Ia Rmok) giảm năng suất 40% do bệnh khảm lá vi rút. Ảnh: Ngọc Sang

Năm 2022, diện tích mì của gia đình bà Ksor H'Nghiêm (buôn Gum Gốp, xã Ia Rmok) giảm năng suất 40% do bệnh khảm lá vi rút. Ảnh: Ngọc Sang

Trước những vấn đề cấp bách đó, năm 2022, UBND huyện Krông Pa đã xây dựng mô hình trồng mì giống HN3 và HN5, triển khai tại 5 xã gồm: Chư Ngọc, Uar, Chư Rcăm, Chư Đrăng, Ia Rmok và thị trấn Phú Túc với tổng diện tích 20 ha. Theo đó, người dân được hỗ trợ 50% giống, vật tư với định mức tính cho 1 ha. Cụ thể, huyện hỗ trợ 100 bó/ha giống HN3, HN5, người dân đối ứng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Sau khi các hộ thu hoạch thì huyện thu hồi 80% giống trên diện tích đăng ký tham gia mô hình để cấp cho các hộ đăng ký trong năm tiếp theo. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ 70% chi phí lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho người dân.

Ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Hiện nay, 2 giống mì HN3 và HN5 sinh trưởng phát triển rất tốt. Đặc biệt, giống mì này kháng bệnh khảm lá 100%. Thậm chí, chúng tôi cũng đã thử nghiệm trồng xen kẽ HN3, HN5 với các giống mì khác thì cũng không bị lây bệnh. “Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã khẳng định giống HN3, HN5 kháng bệnh khảm lá 100%. Sau thời gian thử nghiệm, giống mì HN3 và HN5 rất phù hợp để nhân rộng trên địa bàn huyện”-ông Châu khẳng định.

Mở rộng diện tích mì sạch bệnh

Mới đây, UBND huyện Krông Pa đã tổ chức hội thảo tổng kết mô hình thâm canh cây mì giống mới, áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm. Theo đó, giống mì kháng bệnh khảm lá HN3, HN5 đã cho năng suất vượt trội. Tại buổi hội thảo, hàng trăm nông dân đến từ các huyện của tỉnh Gia Lai và Phú Yên, Tây Ninh đã trực tiếp chứng kiến thu hoạch giống mì HN3, HN5 ngay tại vườn. Tại đây, trung bình 1 gốc mì cho năng suất trên 10 kg củ.

Ông Ksor Nan (buôn Nông Siu, xã Ia Rmok) cho biết: Thực tế cho thấy, HN3, HN5 có năng suất cao hơn rất nhiều so với các giống mì khác mà chúng tôi đã từng trồng. Gia đình tôi trồng 8 sào bằng giống mì KM140 cho năng suất chỉ hơn 10 tấn, trừ chi phí thì lãi khoảng vài triệu đồng. Tôi rất mong muốn vụ tới được Nhà nước hỗ trợ giống HN5 về trồng để tăng năng suất, cải thiện thu nhập cho gia đình.

Chứng kiến giống mì HN3 và HN5 cho năng suất vượt trội, ông Ksor Yel (buôn H’ngôm, xã Chư Đrăng) cho hay: Giống mì cũ mà gia đình tôi đang trồng năng suất chỉ khoảng 15 tấn/ha. Đối với HN3, HN5, lần đầu tiên tôi thấy giống mì cho năng suất cao như vậy, lại không bị bệnh khảm lá. Rất mong Nhà nước hỗ trợ để người dân được tiếp cận giống mì mới này từ vụ sau, giúp tăng năng suất, chất lượng, ổn định thu nhập.

Tại buổi hội thảo, nhiều nông dân chứng kiến giống mì HN3 và HN5 cho năng suất vượt trội. Ảnh: Hà Phương

Tại buổi hội thảo, nhiều nông dân chứng kiến giống mì HN3 và HN5 cho năng suất vượt trội. Ảnh: Hà Phương

Ông Nguyễn Hùng (Viện Di truyền nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT), tác giả công nhận giống HN3, HN5 cho biết: Với việc canh tác bình thường, giống mì HN3, HN5 đã có thể cho năng suất trên 30 tấn/ha. Còn để đạt trên 50 tấn/ha, người dân cần phải chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, phân bón đầy đủ. Đặc biệt, HN3, HN5 là giống kháng bệnh khảm lá không chỉ ở mùa vụ đầu tiên mà cả những mùa vụ sau này.

Đến năm 2025, huyện Krông Pa sẽ có khoảng 25-30 ngàn ha được trồng từ giống mì HN3 và HN5. Ảnh: Hà Phương

Đến năm 2025, huyện Krông Pa sẽ có khoảng 25-30 ngàn ha được trồng từ giống mì HN3 và HN5. Ảnh: Hà Phương

Theo Chủ tịch UBND huyện Krông Pa, để cây mì phát triển bền vững, huyện sẽ tập trung đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân. Trước tiên cần thay đổi các giống dễ bị bệnh khảm lá, đồng thời hỗ trợ cung cấp cho người dân các giống sạch bệnh. Hiện nay, huyện đã tìm kiếm được giống mì sạch bệnh là HN3 và HN5. Qua trồng thử nghiệm thì thấy giống mì này cho năng suất cao và đặc biệt không bị bệnh khảm lá.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh-Phó Trưởng khoa Nông lâm nghiệp (Đại học Tây Nguyên): Giống mì kháng bệnh khảm lá HN3, HN5 rất phù hợp trồng ở nơi đất nghèo như huyện Krông Pa. Để giống mì này phát triển tốt, người dân cần lên luống cách nhau 40 cm và thực hiện trồng đứng cây. Bên cạnh đó, giống mì HN3, HN5 chỉ trồng tối đa 8-9 tháng sẽ phải thu hoạch để đạt năng suất cũng như lượng tinh bột tốt nhất.

Hiện 2 giống mì HN3 và HN5 có 20 ha được trồng trong năm 2022. Huyện giao ngành nông nghiệp nhân lên thành 200 ha trong năm 2023. Kế hoạch năm 2023, từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp sẽ mua thêm 50 ha cây giống, đến cuối năm toàn huyện có 270 ha giống mì sạch. Như vậy, năm 2024 sẽ nhân lên thấp nhất cũng được 2.500 ha trồng giống mì sạch (với những vùng trồng có nước tưới thì 1 ha sẽ nhân lên được 15 ha giống cho vụ sau). Đến năm 2025, huyện sẽ có khoảng 25-30 ngàn ha được trồng từ giống mì sạch. “Đã xác định là cây trồng chủ lực thì bằng mọi giá phải tìm ra biện pháp để cùng với người dân gỡ khó”-Chủ tịch UBND huyện Krông Pa khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 440/NQ-HĐND về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu-chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2025.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.