Krông Pa hướng đến xây dựng thương hiệu gạo chất lượng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để phát huy hiệu quả canh tác, hướng đến xây dựng thương hiệu gạo chất lượng cao, huyện Krông Pa đã triển khai dự án hỗ trợ giống lúa HG12, LH12, BĐR999 cho 848 hộ dân trên địa các xã Phú Cần, Ia Rmok, Chư Gu, Chư Drăng để đưa vào sản xuất với diện tích 449 ha.

286-ho-dan-tai-xa-ia-rmok-duoc-ho-tro-100-giong-lua-hg12-tren-quy-mo-140-ha-7774.jpg
Dự án hỗ trợ giống lúa mới HG12, LH12, BĐR999 cho 848 hộ dân tại xã Phú Cần, Ia Rmok, Chư Gu, Chư Drăng sản xuất với diện tích 449 ha. Ảnh: Lê Nam

Lúa là một trong những cây trồng chủ lực trên địa bàn các xã Phú Cần, Ia Rmok, Chư Gu, Chư Drăng với diện tích gieo trồng hàng năm hơn 2.500 ha. Tuy nhiên, tại các xã này, nhiều hộ trồng lúa vẫn áp dụng phương thức gieo trồng truyền thống khi tận dụng lại các giống lúa cũ để gieo sạ lại; mật độ gieo sạ dày từ 200-300kg giống/ha dẫn đến sâu bệnh gây hại, năng suất, sản lượng thấp. Ngoài ra, người dân thường bón phân không cân đối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách).

Để nâng cao hiệu quả canh tác, hướng đến xây dựng thương hiệu gạo chất lượng cao, huyện Krông Pa đã triển khai dự án hỗ trợ giống lúa mới HG12, LH12, BĐR999 cho 848 hộ dân trên địa bàn 4 xã với diện tích 449 ha. Tổng kinh phí dự án hơn 1,3 tỷ đồng. Người dân tham gia dự án được hỗ trợ 100% giống và hướng dẫn kỹ thuật canh tác, được hưởng 100% sản phẩm khi thu hoạch.

nguoi-dan-xa-chu-gu-tham-quan-mo-hinh-trong-giong-lua-moi-bdr999-cho-nang-suat-moi-hecta-duoc-hon-7-tan-2044.jpg
Người dân xã Chư Gu tham quan mô hình trồng giống lúa mới BĐR999 cho năng suất hơn 7 tấn/ha. Ảnh: Lê Nam

Ông Nay Thân-buôn Chư Bang (xã Chư Gu) phấn khởi nói: “Nhà tôi được hỗ trợ giống lúa BĐR999 để gieo trồng trên diện tích 3 sào. Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật gieo sạ, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bón phân hợp lý nên lúa phát triển tốt, sản lượng thu được hơn 1,8 tấn, cao hơn so với giống lúa cũ. Ngoài ra, giống lúa này có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, chất lượng gạo dẻo và thơm hơn”.

Tương tự, huyện Krông Pa đã hỗ trợ 100% giống lúa HG12 cho 286 hộ dân của xã Ia Rmok để gieo sạ trên diện tích 140 ha. Vụ Mùa 2024, gia đình ông Ksor Ngun (buôn Gôm Gốp, xã Ia Rmok) đã đăng ký tham gia mô hình trồng giống lúa HG12 trên diện tích hơn 3 sào và được hỗ trợ 100% giống. Bên cạnh đó, gia đình ông được hướng dẫn kỹ thuật gieo sạ, chăm sóc nên năng suất lúa đạt cao. Ông Ngun cho hay: “Vừa rồi tôi được hỗ trợ giống lúa HG12 để trồng. Nhà tôi mới gặt xong và thu được gần 1,9 tấn lúa. Ngoài ra, tôi thấy việc gieo sạ giống mới này đã giúp giảm từ 7-8 kg giống/sào, giảm phân bón, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật nên tiết kiệm được chi phí đầu tư. Ngoài ra, cây lúa phù hợp với khí hậu ở đây, không bị ngã đổ, các loại sâu bệnh gây hại trên cây lúa ít, chất lượng gạo ăn cũng thơm ngon hơn nhiều so với các giống lúa cũ”.

nguoi-dan-xa-ayun-thu-hoach-lua-vu-mua-2022-3622.jpg
Người dân xã Chư Gu thu hoạch lúa vụ Mùa 2024. Ảnh: Lê Nam

Ông Ksor Yim-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Rmok-cho hay: Hàng năm, người dân trên địa bàn xã canh tác lúa nước trên diện tích hơn 400 ha. Tuy nhiên, người dân thường sử dụng giống cũ từ những vụ trước để gieo sạ lại, dẫn đến giống bị thoái hóa, thời vụ gieo sạ không tập trung, chế độ chăm sóc chưa bài bản nên năng suất thường chỉ đạt 5-5,5 tấn/ha. Nhờ có giống lúa mới, được cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật nên năng suất lúa đạt bình quân gần 7 tấn/ha, cao hơn so với giống cũ. “Hiện nay, người dân trên địa bàn không còn sản xuất lúa để ăn mà đã hướng đến sản xuất lúa mang tính hàng hóa. Do đó, việc triển khai các mô hình sẽ giúp người dân tiếp cận được với các giống lúa mới chất lượng cao để từng bước áp dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, để người dân nắm bắt đầy đủ khoa học kỹ thuật cần phải mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc các giống lúa mới để nâng cao hiệu quả sản xuất. Có như vậy mới giúp người dân sản xuất lúa bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Rmok thông tin thêm.

nguoi-dan-ia-pa-thu-hoach-lua-vu-mua-2023-bang-may-gat-dap-lien-hop-7528.jpg
Người dân huyện Krông Pa thu hoạch lúa vụ Mùa 2024. Ảnh: Lê Nam

Trao đổi với P.V, ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa-cho biết: Dự án này nhằm góp phần định hướng cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tập quán canh tác, hướng đến thâm canh những giống lúa mới nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, giúp người trồng lúa tiếp cận với giống lúa mới năng suất, chất lượng cao để dần thay thế các giống lúa cũ đã bị thoái hoá.

“ Dự án còn giúp người dân tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa, nâng cao năng suất lúa, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống. Từng bước phát triển vùng sản xuất lúa tập trung, cánh đồng một giống chất lượng theo chuỗi giá trị. Đặc biệt, thông qua dự án này sẽ là tiền đề xây dựng thương hiệu lúa, gạo chất lượng cao huyện Krông Pa trong thời gian tới. Từ đó, nâng cao mức thu nhập của người dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội ở địa phương phát triển”- Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null