Nông nghiệp

E-magazine Sản xuất lúa gạo: Tạo đột phá từ nguồn giống chất lượng cao

Đặc biệt, việc một số địa phương đã xây dựng thành công thương hiệu gạo đã mở ra cơ hội để ngành hàng lúa gạo của tỉnh phát triển trong những năm tới.


Gia Lai có diện tích lúa nước 2 vụ ổn định mỗi năm khoảng 75.000 ha. Những năm gần đây, một số đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT và các doanh nghiệp đã liên kết xây dựng các mô hình trồng khảo nghiệm, trình diễn giống lúa nước có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với từng vùng, địa phương trong tỉnh để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Khu vực trồng khảo nghiệm được chia thành 3 khu: khu nhân dòng tạo ra những giống lúa siêu nguyên chủng để sản xuất giống chất lượng cao; khu đánh giá các giống lúa có năng suất, chất lượng cao; khu thử nghiệm các dòng lúa thơm Gia Lai (hiện chưa đặt tên giống lúa) để đối chứng với giống lúa khác.

Còn Tiến sĩ Huỳnh Quang Tín-Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long thì thông tin: Qua 2 vụ gieo trồng khảo nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng Gia Lai và Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (huyện Phú Thiện) cho thấy các giống lúa thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương gồm: Nông dân 1, Nông dân 2, Nông dân 7, Nông dân 26 và IRRI-5.

Những giống lúa này có thời gian sinh trưởng ngắn (90-100 ngày), năng suất cao, kháng sâu bệnh và chất lượng gạo ngon và có thể thay thế những loại giống đã thoái hóa.

Bà Đặng Thị Dung (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku) cho biết: Qua trồng thử nghiệm cho thấy các giống lúa Nông dân 1, Nông dân 5, Nông dân 7, IRRI-5 và giống lúa thơm Gia Lai có thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, tỷ lệ hạt chắc đạt cao.

Những ngày này, bà con nông dân các xã Ia Lâu, Ia Piơr (huyện Chư Prông) bắt đầu thu hoạch lúa vụ mùa. Hiện giá lúa tươi thu mua tại ruộng ở mức 7-11 ngàn đồng/kg tùy từng loại giống. Mức giá này tăng khoảng 1.000 đồng/kg so với năm ngoái.

Bà Nguyễn Thị Hoạch (thôn Phố Hiến, xã Ia Lâu) cho hay: Gia đình bà có 2 ha ruộng lúa. Vụ Đông Xuân vừa rồi, năng suất lúa ST25 đạt 7,5-8 tấn/ha, còn vụ mùa đạt 6 tấn/ha. Tuy năng suất lúa ST25 thấp hơn các giống DV108, Đài Thơm… nhưng chất lượng gạo thơm ngon và đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ông Hoàng Văn Long-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Lâu-cho biết: Cánh đồng lúa nước 2 vụ của xã rộng hơn 550 ha. Đến nay, khoảng 50% diện tích được bà con trong xã gieo trồng các giống lúa chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là cơ sở để nông dân tập trung phát triển cây lúa theo hướng bền vững.

Trao đổi với P.V, ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-thông tin: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế, những năm gần đây, ngành Nông nghiệp đã lựa chọn xây dựng bộ giống lúa nước có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đại trà như: TBR97, BC15, ST24, ST25,TĐ25, ĐT100, HN6… trên nhiều cánh đồng lớn ở các huyện: Phú Thiện, Ia Pa, Chư Prông, Đak Đoa, Chư Păh… Những giống lúa này cho hạt gạo thơm ngon và được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.