Krông Pa: Hỗ trợ lao động người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Krông Pa vừa có Công văn số 146/LĐTBXH đề nghị UBND các xã, thị trấn phối hợp tuyên truyền và triển khai các quy định về chính sách hỗ trợ để người lao động tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ gồm: người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Điều kiện để được hỗ trợ là người lao động đã hoàn thành các khóa học, đã đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, hoặc đang trong thời gian chờ xuất cảnh.

Người lao động đã hoàn thành các khóa học để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng được sẽ được hỗ trợ kinh phí ăn, ở, đi lại và các đồ dùng thiết yếu. Ảnh: Hà Duy
Người lao động đã hoàn thành các khóa học để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng được sẽ được hỗ trợ kinh phí ăn, ở, đi lại và các đồ dùng thiết yếu. Ảnh: Hà Duy

Mức hỗ trợ cụ thể gồm: hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề với 4 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo (66 ngày) với 50.000 đồng/người/ngày; tiền ở trong thời gian đào tạo (3 tháng) với 400.000 đồng/người/tháng; đồ dùng cá nhân với 600.000 đồng/người/khóa học; tiền đi lại 1 lượt đi-về với 300.000 đồng/người/khóa học; lệ phí cấp hộ chiếu, giấy phép xuất cảnh với 320.000 đồng/người; hỗ trợ phí cung cấp lý lịch tư pháp với 200.000 đồng/người; hỗ trợ lệ phí thị thực với 625.000 đồng/chiếc có giá trị 1 lần; chi phí khám sức khỏe với 750.000 đồng/người.

Người lao động thuộc diện được hỗ trợ cung cấp hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực, lý lịch tư pháp và các tài liệu liên quan chứng minh người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp về Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện (số 45 Trần Hưng Đạo, thị trấn Phú Túc) để được giải quyết chế độ hỗ trợ theo quy định. Thời gian tiếp nhận hồ sơ đến hết ngày 25-12-2024.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.