Kông Chro phát huy vai trò tuyên truyền viên pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật người dân tộc thiểu số ở huyện Kông Chro đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh trật tự địa phương.
Bà Đinh Thị Blách-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ya Ma (thứ 2 từ phải sang) tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: R.H

Bà Đinh Thị Blách-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ya Ma (thứ 2 từ phải sang) tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: R.H

Xã Ya Ma có 10 tuyên truyền viên pháp luật, trong đó, 6 tuyên truyền viên pháp luật là người dân tộc thiểu số. Bà Đinh Thị Blách-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã là một trong những tuyên truyền viên pháp luật. Bà cho biết: Toàn xã có 451 hộ với 2.443 khẩu, đồng bào Bahnar chiếm gần 96%. Để góp phần thay đổi thói quen trong nếp sinh hoạt của người dân, bà tích cực tuyên truyền, giải thích cho bà con hiểu về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh môi trường.

Bên cạnh đó, với vai trò là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, bà Blách phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của xã hỗ trợ các thủ tục để tạo điều kiện cho người dân vay vốn từ các chương trình ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để xây dựng công trình vệ sinh. Mới đây, xã có thêm 89 hộ xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn.

Ông Đinh Văn Chơt (làng Tnung-Măng, xã Ya Ma) chia sẻ: “Trước kia, gia đình tôi sử dụng giếng chung của làng và lấy nước từ suối. Còn việc vệ sinh cá nhân thì phải vào rừng nên rất bất tiện. Năm 2023, từ số tiền tích góp được, gia đình xây dựng công trình vệ sinh với kinh phí 30 triệu đồng. Từ khi có nhà tắm, nhà tiêu đạt chuẩn, mọi sinh hoạt hàng ngày của gia đình thuận tiện, sạch sẽ hơn”.

Bà Blách cũng thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền để người dân xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. “Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, tôi sử dụng cả tiếng phổ thông và Bahnar để nêu rõ hệ lụy, chế tài xử phạt của pháp luật liên quan đến tảo hôn. Với cách làm này, người dân dễ dàng tiếp thu thông tin và chấp hành tốt hơn các quy định của pháp luật. Từ đầu năm đến nay, xã không có trường hợp tảo hôn”-bà Blách nói.

Cũng với vai trò là tuyên truyền viên, bà Đinh Thị Byer-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Húp (xã Kông Yang) đã dành nhiều thời gian đến từng nhà dân tìm hiểu về hoàn cảnh, đời sống để có cách tuyên truyền, vận động hợp lý nhằm giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo.

Làng Húp có 45 hộ/189 khẩu với 100% là người Bahnar. Trước đây, người dân trong làng chủ yếu trồng bắp, mì. Do ít đầu tư chăm sóc nên năng suất thấp, không đảm bảo đời sống. Để thay đổi tập quán canh tác, bà vận động người dân chuyển đổi sang trồng mía, keo. Đồng thời, liên hệ với chính quyền địa phương, doanh nghiệp để tạo điều kiện hỗ trợ giống, kỹ thuật chăm sóc cây trồng đảm bảo hiệu quả.

Huyện Kông Chro hiện có 17 báo cáo viên pháp luật, 153 tuyên truyền viên pháp luật cơ sở. Trong đó, 2 báo cáo viên pháp luật, 112 tuyên truyền viên pháp luật là người dân tộc thiểu số.

“Để người dân tin và làm theo, tôi đã mạnh dạn trồng 1 ha mía. Sau 1 năm trồng, nhận thấy hiệu quả của cây mía, nhiều gia đình chủ động đến học hỏi, làm theo. Đến nay, phần lớn người dân trong làng đã trồng mía với diện tích 53,5 ha. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, giá mía tăng cao nên đời sống của bà con được cải thiện. Tôi còn giúp đỡ các gia đình khó khăn nhận nuôi bò rẽ. Hiện làng chỉ còn 19 hộ nghèo”-bà Byer bộc bạch.

Với những đóng góp của mình, năm 2022, bà Byer được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Mặt trận giai đoạn 2017-2022. Năm 2023, bà được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2023.

Trao đổi với P.V, ông Đinh Văn Súy-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro-thông tin: Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật người dân tộc thiểu số luôn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc; có đủ kiến thức, kỹ năng và am hiểu phong tục tập quán địa phương. Họ chính là “cầu nối” đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

(GLO)- Công an huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đang tạm giữ đối tượng Trương Quang Hưng (SN 1952; thường trú tại phường 8, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau; hiện ở tại làng Đê Gơl, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

(GLO)- Ngày 12-12, ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê cho biết: Ban đã có báo cáo gửi cơ quan chức năng về việc 1 cá nhân tự ý đào xới, san ủi đất thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị này ở 4 vị trí của tiểu khu 1049, xã Ayun, huyện Chư Sê với diện tích hơn 5 ha.

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.