Khởi tố thêm 4 bị can trong vụ Vạn Thịnh Phát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cáo buộc có hành vi trái pháp luật trong vụ án Vạn Thịnh Phát, cơ quan tố tụng đã khởi tố thêm 4 bị can và thay đổi tội danh với 1 bị can đã khởi tố trước đó

Ngày 4-11, theo nguồn tin, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao phê chuẩn khởi tố thêm 5 bị can trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức, đơn vị có liên quan.

Các bị can Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân, Hồ Bửu Phương, Nguyễn Phương Hồng (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới). Ảnh: Bộ Công an
Các bị can Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân, Hồ Bửu Phương, Nguyễn Phương Hồng (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới). Ảnh: Bộ Công an

Theo đó, VKSND Tối cao phê chuẩn Quyết định thay đổi Quyết định khởi tố bị can đối với Dương Tấn Trước từ tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" sang tội "Tham ô tài sản".

Ngoài ra, VKSND cũng phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam bị can, Lệnh khám xét đối với 4 bị can: Nguyễn Thanh Tùng; Lê Văn Chánh; Đào Chí Kiên và Lê Thị Kiều Trang cùng về tội "Vi phạm quy định về hoạt động Ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".

Liên quan đến vụ án này, gần đây nhất, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố 7 bị can Nguyễn Thị Thu Sương (cựu chủ tịch Hội đồng quản trị SCB), Đinh Văn Thành (cựu chủ tịch Hội đồng quản trị SCB), Chiêm Minh Dũng (cựu phó tổng giám đốc SCB); Trầm Thích Tồn (cựu thành viên Hội đồng quản trị SCB), Sun Henry Ka Ziang (thành viên Hội đồng quản trị SCB, quốc tịch Trung Quốc), Lam Lee George (cựu thành viên Hội đồng quản trị SCB) và Nguyễn Lâm Anh Vũ (cựu phó giám đốc Chi nhánh Bến Thành SCB).

Tuy nhiên, 7 bị can đã bỏ trốn nên Bộ Công an đã ra quyết định truy nã với 7 bị can nêu trên.

Trước đó, đầu tháng 10-2022, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Cùng với đó, C03 khởi tố vụ án, thực hiện lệnh bắt tạm giam nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan, chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

C03 cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Trương Huệ Vân, tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor; Hồ Bửu Phương, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP chứng khoán Tân Việt, nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát…

Đến tháng 3-2023, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố 5 bị can thuộc đoàn thanh tra liên ngành thuộc Đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong đó có Đỗ Thị Nhàn, cựu cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước, về tội Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ. Bà Nhàn là trưởng đoàn thanh tra Vạn Thịnh Phát đã cùng các thành viên trong đoàn thanh tra báo cáo không đúng sự thật, dẫn đến Ngân hàng Nhà nước không giám sát, kiểm soát ngân hàng SCB kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Công chức tư pháp cấp xã:Thêm công việc, tăng trách nhiệm

Công chức tư pháp cấp xã: Thêm công việc, tăng trách nhiệm

(GLO)- Nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp trước đây thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện đã được chuyển giao cho UBND cấp xã. Khối lượng công việc tăng lên đòi hỏi công chức tư pháp tại cấp xã phải nỗ lực nhiều hơn, góp phần xây dựng nền hành chính cơ sở gần dân, vì dân phục vụ.

Truy tố nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai

Truy tố nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai

(GLO)- Chiều 17-7, theo nguồn tin của P.V, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã truy tố bị can Nguyễn Văn Phương (SN 1982, trú tại phường Pleiku) - nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) SCB Gia Lai về hàng loạt tội danh.

Chủ tịch công ty trồng rừng hầu tòa vì... phá rừng

Chủ tịch công ty trồng rừng hầu tòa vì... phá rừng

(GLO)- Ngày 14-7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hủy hoại rừng xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Sông Ba. Trong số các bị cáo có chủ tịch hội đồng thành viên của một công ty chuyên về trồng rừng.

Cảnh giác với “cạm bẫy” trên không gian mạng sau sáp nhập đơn vị hành chính

Cảnh giác với “cạm bẫy” trên không gian mạng sau sáp nhập đơn vị hành chính

(GLO)- Tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng liên tục biến tướng với những phương thức, thủ đoạn tinh vi. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và xã, các đối tượng đã lợi dụng điều này để tạo ra những “cạm bẫy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

null