Khi nguồn vốn chính sách đến với hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội với mức lãi suất hỗ trợ chỉ ở 0,55%/tháng, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Đức Cơ đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất để vươn lên thoát nghèo.

Huyện Đức Cơ hiện có 3.325 hộ nghèo (chiếm 19,6%), trong đó 2.816 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều năm qua, các nguồn hỗ trợ, đặc biệt là nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội đã giúp người dân có cơ hội đầu tư vào sản xuất, cải thiện cuộc sống.

 

Ông Kpuih Kuom (làng Ấp, xã Ia Kriêng) mua bò từ khoản vay 15 triệu đồng năm 2015. Ảnh: T.U
Ông Kpuih Kuom (làng Ấp, xã Ia Kriêng) mua bò từ khoản vay 15 triệu đồng năm 2015. Ảnh: T.U

Từ đầu năm đến nay, Phòng Giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đức Cơ đã cho 899 lượt hộ nghèo vay vốn với doanh số là 30,1 tỷ đồng. Tổng dư nợ hộ nghèo là 74,8 tỷ đồng, số hộ còn dư nợ là 2.823 hộ; trong đó, dư nợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 52,7 tỷ đồng (chiếm 70% tổng dư nợ) với 2.072 hộ. Ông Đào Công Á-Giám đốc Phòng Giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đức Cơ, cho biết: “Người dân chủ yếu vay vốn để đầu tư trồng và chăm sóc cây tiêu, cà phê, điều và chăn nuôi bò. Qua theo dõi, hầu hết các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả lãi và nợ đúng hạn”.

Chị Rơ Mah H’Bin (làng Ấp, xã Ia Kriêng) cho biết: “Trước đây, khi chưa biết đến nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội, tôi không biết làm gì để có tiền đầu tư vào mảnh đất có sẵn của gia đình. Đến nay, nhờ nguồn vốn ngân hàng, 3 sào cà phê, 1 sào tiêu và 1 cặp bò cho gia đình tôi thu nhập 30 triệu đồng/năm sau khi đã trừ đi các chi phí”. Làng Ấp có 59 hộ dân vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, trong đó có 7 hộ là người Kinh.

 

Ông Đinh Văn Nghĩa-Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội Gia Lai, cho biết: “Toàn tỉnh hiện có 64.000 hộ nghèo, trong đó hơn 53.000 hộ là đồng bào đân tộc thiểu số. Trong 6 tháng đầu năm nay, Chi nhánh đã đạt dư nợ tăng trưởng 5-6%; thực hiện cho 8.600 hộ nghèo toàn tỉnh vay với tổng số tiền 250 tỷ đồng. Hàng năm, với 120-150 tỷ đồng phân bổ cho chương trình cho vay hộ nghèo, Chi nhánh đủ điều kiện để đáp ứng vốn vay cho các hộ nghèo mong muốn cải thiện cuộc sống.

Năm vừa qua, 500 trụ tiêu và gần 1 ha cà phê của hộ chị Huỳnh Thị Kim Vân (làng Le 1, xã Ia Lang) đã mang về thu nhập gần 300 triệu đồng, đủ trang trải cho gia đình có 5 người. Năm nay, chị tiếp tục vay 20 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để đào giếng lấy nước tưới trong mùa khô và mua phân bón cho cây. Dự kiến thu nhập năm nay không cao nhưng chị Vân cam kết sẽ tiếp tục sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn. Chị Bùi Thị Liễu (tổ trưởng tổ vay vốn làng Le 1, xã Ia Lang) cho biết: “Dư nợ hiện tại của tổ là 1,6 tỷ đồng. Trước thời hạn thu nợ vài tháng, chúng tôi đến từng hộ để thông báo và nhắc nhở cố gắng làm ăn để có tiền trả nợ ngân hàng. Nhờ vậy mà tổ vay vốn làng Le 1 không có nợ dây dưa”.

Phòng Giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đức Cơ có 10 điểm giao dịch tại các xã, mỗi tháng luân phiên giao dịch trực tiếp với hộ có nhu cầu vay vốn. Đến nay, Phòng Giao dịch đang quản lý khoản nợ 743 triệu đồng thuộc chương trình cho vay hộ nghèo, trong đó, nợ quá hạn là 241 triệu đồng, nợ khoanh là 502 triệu đồng. Mỗi năm, Phòng Giao dịch đều thực hiện xóa nợ cho các hộ gia đình vay vốn gặp rủi ro; khoanh nợ cho các trường hợp gặp bất trắc do thiên tai, dịch bệnh. Năm vừa qua, đơn vị đã khoanh nợ cho 28 hộ vay với số tiền 368,5 triệu đồng và 40,3 triệu đồng tiền lãi; xóa nợ cho 15 hộ với 146 triệu đồng và 41 triệu đồng tiền lãi. Nhờ vào nguồn vốn vay chính sách, đến nay, toàn huyện đã có 380 hộ thoát nghèo. Tuy vậy vẫn còn 533 hộ nghèo có nhu cầu vay vốn với số tiền là 19,5 tỷ đồng.

Bên cạnh nguồn vốn 6,5 tỷ đồng được cấp thực hiện trong năm 2016, ngay từ đầu năm, UBND huyện Đức Cơ đã ủy thác 1 tỷ đồng tiền trợ cấp Trung ương để lồng ghép thực hiện các chương trình cho vay chính sách xã hội. “Nguồn vốn cho vay của đơn vị luôn đảm bảo để đáp ứng nhu cầu của các hộ dân”-Giám đốc Phòng Giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đức Cơ cho biết.

Tú Uyên

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm