Khi CLB Hà Nội "khủng hoảng" ngoại binh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các ngoại binh của Hà Nội chưa có sự hoà nhập tốt nhất khiến cho lối chơi mất đi tính hiệu quả.

Hà Nội trong trận đấu với Bình Dương ở vòng 2 V.League 2021. Ảnh: Hoài Thu
Hà Nội trong trận đấu với Bình Dương ở vòng 2 V.League 2021. Ảnh: Hoài Thu
Các ngoại binh luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của mỗi đội bóng ở V.League. Đa phần các đội trước đây đã thành công khi xây dựng lối chơi kiểu "ném bóng cho Tây" với những cú phất dài, chạy và ghi bàn. Ngay cả bây giờ, lối chơi dựa vào những ngoại binh "chạy nhanh, sút đại" vẫn được áp dụng ở cả những đội bóng mạnh. Nói đúng hơn thì lối chơi các đội bóng Việt Nam cơ bản đều phụ thuộc vào ngoại binh.
Câu lạc bộ Hà Nội là một trong số ít đội bóng đặt các ngoại binh phải hoà nhập với lối chơi của mình. Tây khi đầu quân cho Hà Nội luôn được đặt trong sự vận hành sao cho phù hợp với tập thể.
Trao đổi với Lao Động về câu chuyện sử dụng ngoại binh, huấn luyện viên Chu Đình Nghiêm từng phân tích rằng: "Đối với tôi, xây dựng đội bóng, ngoại binh đóng góp lớn nhưng không phụ thuộc. Tôi lấy ngoại binh nhằm mục đích xây dựng cho lối chơi đội bóng. Có nhiều câu lạc bộ lấy cầu thủ ngoại về xây dựng lối chơi xung quanh ngoại binh, chúng tôi thì không, ngoại binh phải gò ép theo lối chơi chung của Hà Nội.
Trước đây, có nhiều trận đấu, Hà Nội cũng chỉ có 1 ngoại binh, chúng tôi tuyển cầu thủ ngoại nếu không hợp thì cũng không thể lấy nhưng không phủ nhận sức mạnh của của họ mang đến vẫn rất quan trọng. Chúng ta phải thừa nhận rằng, tầm vóc của cầu thủ Việt Nam chưa đủ để áp đặt hàng phòng ngự đối phương, sử dụng cầu thủ nội khó thể đáp ứng được.
Tôi cũng chỉ đánh giá sự đóng góp của các ngoại binh là 30%, còn các nhân tố khác 70%. Có thể thấy nhiều ngoại binh ở đội bóng khác không có danh hiệu nhưng về Hà Nội thì có thành tích như Omar, Oseni... Hà Nội đã làm bệ phóng cho các bạn ấy thành công".

Bruno (phải) chưa để lại dấu ấn trong màu áo Hà Nội. Ảnh: Minh Hiếu
Bruno (phải) chưa để lại dấu ấn trong màu áo Hà Nội. Ảnh: Minh Hiếu
Theo quan đánh giá của huấn luyện viên Hà Nội, thời điểm 10 năm trước, các câu lạc bộ xây dựng lối chơi dựa vào ngoại binh nhưng gần đây một số đã thay đổi, lấy ngoại binh để chơi theo cách của mình. Tuy nhiên, các đội yếu vẫn phải xoay theo ngoại binh để có thể xây dựng, chỉ đội bóng nào ổn định thì mới có thể ép cầu thủ ngoại phải theo lối chơi chung.
Tuy nhiên, ở mùa giải 2021, Hà Nội lại đang gặp vấn đề với ngoại binh nếu như không nói là "khủng hoảng". 2 trận thua liên tiếp của Hà Nội xuất phát một phần vì sự hoà nhập không tốt của Bruno và Geovane, khiến lối chơi của Hà Nội không thể vận hành trơn tru.
Ở trận đấu với Bình Dương, ngoại binh của Hà Nội đều để lộ ra những nhược điểm khi không thể cùng cả tập thể chơi đúng ý đồ của ban huấn luyện. Ông Nghiêm thẳng thắn nhìn nhận: "2 ngoại binh cũng là vấn đề. Họ cần thời gian để hòa nhập. Bruno ở Viettel hay Geovane ở Sài Gòn có thể một mình gánh vác thay đồng đội nhưng ở đây đề cao lối chơi tập thể".
Hà Nội đang sở hữu những cầu thủ ngoại thuộc loạt tốt nhất V.League, tuy nhiên, cái mà họ thiếu là người phù hợp. Đây là vấn đề nếu không thể khắc phục ở những trận đấu tới, Hà Nội có thể nhận thêm những kết quả không tốt.
ĐĂNG HUỲNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.