Khai mạc Hội chợ Nông sản Đà Lạt: Kiên quyết chặt dòng nông sản "lạ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khoai tây Trung Quốc tại Chợ Nông sản Đà Lạt.
Khoai tây Trung Quốc tại Chợ Nông sản Đà Lạt.
Những năm qua, nông sản Trung Quốc tràn ngập trên thị trường cả nước dưới nhãn mác thương hiệu Đà Lạt, đánh lừa người tiêu dùng. Để khắc phục tình trạng trên, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hình thức xử phạt các cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc, nhưng dường như đây mới chỉ là giải pháp tạm thời.
Nông dân... khóc ròng ! 
Các nông sản như khoai tây, hành tây, cà rốt… nhập từ Trung Quốc có giá rẻ hơn rất nhiều so với nông sản Đà Lạt nên phát sinh tình trạng gian lận thương mại, một số thương lái trục lợi, thực hiện hành vi “phù phép”, biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt bằng cách trộn đất đỏ, sau đó gắn nhãn mác, thương hiệu khoai tây Đà Lạt vận chuyển đi tiêu thụ tại một số thị trường trong nước, phần lớn là các chợ đầu mối TPHCM, miền Trung, Hà Nội…
Trong khi đó nông sản Đà Lạt luôn thiếu hụt so với nhu cầu thị trường, nên lượng nông sản  Trung Quốc được các thương lái nhập về Lâm Đồng ngày càng tăng, nông dân Đà Lạt nhiều lúc “khóc ròng” bởi sản phẩm mình làm ra không được chú trọng và giá cả bấp bênh.
Nhằm bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt, tháng 6.2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt, theo đó sẽ tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm khoai tây Đà Lạt, hàng trăm ngàn bao bì được sản xuất theo mẫu mã riêng, có tem chống hàng giả cho các túi, thùng đóng gói sản phẩm khoai tây Đà Lạt.
Đây là một đề án mới giúp cho người trồng khoai tây, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức sản xuất và tiêu thụ khoai tây gắn với thương hiệu Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành, phát triển khoai tây một cách minh bạch, rõ ràng trên thị trường, tránh sự nhần lẫn với khoai tây từ các vùng khác trong nước.
Bắt đầu từ hôm nay (15.9), nhằm ngăn ngừa tình trạng nông sản Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt rồi “phù phép” thành sản phẩm của địa phương để lừa dối người tiêu dùng, Đà Lạt đã quyết định chỉ kinh doanh hàng nông sản Lâm Đồng tại chợ này.
Quyết liệt loại trừ hàng giả
Theo đó, từ ngày 15.9, Chợ Nông sản Đà Lạt chỉ cho phép kinh doanh các mặt hàng nông sản có xuất xứ từ Đà Lạt, nghiêm cấm mọi hành vi lưu trữ, kinh doanh hàng hóa nông sản có xuất xứ ngoài địa phương để giả mạo thành nông sản Đà Lạt.
Cũng từ thời điểm này, các tiểu thương kinh doanh tại chợ phải thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Không được rửa, sơ chế các mặt hàng khoai tây, cà rốt… rồi trộn đất đỏ, để “biến” nông sản Trung Quốc thành sản phẩm Đà Lạt.
Mặt khác, sẽ lắp 4 camera tại khu vực chợ này để giám sát các hoạt động vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng nông sản, nhằm thực hiện mục tiêu văn minh trong kinh doanh, trung thực trong mua bán, không có hành vi lừa dối người tiêu dùng hoặc tiếp tay cho các đơn vị khác có hành vi tương tự.
Trước khi đưa ra quyết định này, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Lâm Đồng liên tiếp phát hiện 2 cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản trên địa bàn thành phố Đà Lạt, có hành vi “phù phép” khoai tây nhập từ Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt, sau đó, đóng gói, dán tem, vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ.
Ngoài việc lập biên bản xử lý theo quy định, cơ quan công an thu giữ 4 tấn khoai tây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và một số thiết bị máy móc, phục vụ việc trộn đất đỏ “hóa kiếp” cho khoai tây. Theo 2 chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản này, họ làm do yêu cầu của các mối hàng để dễ tiêu thụ, được biết, khoai tây Trung Quốc nhập vào với giá 3.500 - 4.000 đồng/kg, trộn với đất đỏ Đà Lạt đưa đi tiêu thụ giá cao gấp đôi.
Theo ông Võ Ngọc Hiệp - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng, các tiểu thương, đơn vị kinh doanh nông sản nhập từ Trung Quốc là theo đơn đặt hàng của các đầu mối. Có cơ sở nhập từ 30-60 tấn khoai tây trong vòng 2 ngày. Tại TP.Đà Lạt có 6 cơ sở nhập nông sản Trung Quốc về, sau đó đưa đến các chợ đầu mối tại TPHCM tiêu thụ.
Ngoài ra, tại Đơn Dương và Đức Trọng cũng có 11 cơ sở. Qua kiểm tra các loại nông sản này đều đảm bảo chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không vượt quá ngưỡng quy định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - cho biết, từ ngày 15.9 tới đây, Chợ Nông sản Đà Lạt chỉ được buôn bán các loại nông sản của địa phương, không được vận chuyển, nhập khẩu, lưu trữ nông sản Trung Quốc. Đồng thời, lắp đặt 4 camera tại khu vực Chợ Nông sản Đà Lạt để giám sát các hoạt động vận chuyển, kinh doanh các loại nông sản không phải của Đà Lạt…
Theo số liệu từ Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng từ ngày 18.6 vừa qua, lực lượng chức năng đã phát hiện 25 tấn khoai tây được nhập về Đà Lạt, đến nay con số đã tăng lên 578 tấn.
Phú Sơn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.