Kbang: Quy chế dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cấp ủy, chính quyền huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) luôn chú trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Qua đó, địa phương đã khơi dậy mọi nguồn lực sáng tạo, phát huy quyền làm chủ của người dân, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Những chuyển biến rõ nét
Trên cơ sở hướng dẫn của Ban Dân vận Huyện ủy, thời gian qua, Chi bộ Chi cục Thuế huyện Kbang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo gắn việc thực hiện dân chủ với tổ chức các nhiệm vụ chính trị được giao. Nhờ đó, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại đơn vị ngày càng đi vào nền nếp; nhận thức của công chức, người lao động về dân chủ và thực hành dân chủ ở cơ sở đã chuyển biến rõ nét.
Theo ông Võ Đời-Phó Bí thư Chi bộ Chi cục Thuế huyện Kbang: Năm 2021, Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ của đơn vị đã xây dựng kế hoạch, chọn triển khai thực hiện mô hình “Thu được thuế, thu được lòng dân”. Ngoài hoàn thành dự toán được giao, Chi cục còn tạo mọi điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tự giác chấp hành các chính sách, pháp luật về thuế. Ông Võ Đời khẳng định: “Mục tiêu của mô hình này là hạn chế việc xử phạt do người nộp thuế không nắm được chế độ, chính sách. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, Chi cục luôn quan tâm tuyên truyền, hướng dẫn các chính sách mới cho người nộp thuế. Trước đây, người nộp thuế thường nộp hồ sơ khai thuế chậm, dẫn đến việc bị xử phạt nhưng đến nay gần như không còn”.
Trong khi đó, việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã Kông Lơng Khơng luôn được nhận thức đúng đắn, từ đó phát huy quyền làm chủ của người dân, tạo sự đồng thuận từ xã đến thôn, làng. Cụ thể, Mặt trận và các đoàn thể phối hợp với chính quyền tuyên truyền để cán bộ, đảng viên, người dân hiểu và thực hiện tốt nội dung quy chế dân chủ cơ sở, trong đó chú trọng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Hầu hết những vấn đề liên quan như: ứng cử chức danh trưởng thôn; bầu cử đại biểu HĐND các cấp; bình xét hộ được chọn xây nhà tình nghĩa, nhà “Đại đoàn kết”; các nguồn quỹ vận động Nhân dân, việc huy động sức dân để xây dựng công trình giao thông nông thôn… đều được đưa ra để người dân bàn và quyết định.
Đảng ủy, chính quyền xã Kông Lơng Khơng tạo điều kiện để người dân giám sát việc xây dựng các công trình công cộng. Ảnh: Minh Nguyễn
Đảng ủy, chính quyền xã Kông Lơng Khơng tạo điều kiện để người dân giám sát việc xây dựng các công trình công cộng. Ảnh: Minh Nguyễn
Điển hình như việc xây dựng tuyến đường ra khu sản xuất làng Pờ Ngăl có tổng chiều dài hơn 1,2 km, với vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng (người dân đóng góp hơn 103 triệu đồng). Không những tự nguyện đóng góp kinh phí, hiến đất, tháo dỡ hàng rào cổng ngõ để làm đường, bà con còn chọn những người có kinh nghiệm thành lập tổ giám sát thi công. Ông Chu Văn Túc (làng Pờ Ngăl) cho biết, ông được tin tưởng giao làm Tổ tưởng tổ giám sát. Tuy không được hỗ trợ gì nhưng ròng rã hơn 1 tháng trời, ông luôn vui vẻ có mặt trên công trường theo dõi quá trình trộn bê tông hay đổ đất lu lèn đường. 
Tạo điều kiện để người dân giám sát
Đánh giá về công tác thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương, bà Trịnh Thị Thành-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Kông Lơng Khơng-thông tin: Đảng ủy, chính quyền đã tạo điều kiện để người dân giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng do người dân đóng góp một phần kinh phí; hay việc thực hiện chính sách giảm nghèo, hỗ trợ vay vốn, xây dựng tiêu chí nông thôn mới…, qua đó góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tăng cường đoàn kết, đồng thuận xã hội, củng cố mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. “Đặc biệt, những vấn đề liên quan tới dân sinh đều được đưa ra để người dân trực tiếp thảo luận, đóng góp ý kiến. Cấp ủy Đảng, chính quyền cũng thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch các lĩnh vực liên quan đến giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện cho người dân trực tiếp tham gia giám sát hoạt động của chính quyền, từ đó đã phát huy tinh thần dân chủ”-Phó Bí thư Đảng ủy xã nêu quan điểm.
Trao đổi với P.V, ông Đỗ Phúc Quán-Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Kbang-cho biết: Thời gian qua, Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ từ huyện đến cơ sở đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; tham mưu cấp ủy củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo, sửa đổi bổ sung quy chế hoạt động; đồng thời, phân công lãnh đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận chính quyền và quy chế dân chủ của cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, các xã, thị trấn thực hiện công khai quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội; các nguồn vốn vay phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; các quy định, trình tự giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến người dân; nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ, công chức bằng nhiều hình thức, như: công khai, thông qua các kỳ họp HĐND, UBND, niêm yết tại trụ sở UBND, họp dân, tiếp xúc cử tri…
“Để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân ngay từ cơ sở, hạn chế đơn, thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, năm 2021, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã tổ chức đối thoại với hơn 1.000 lượt người dân, ghi nhận 96 ý kiến liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; các giải pháp hạn chế nạn tự tử, tảo hôn, khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất... Nhờ vậy, mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền với người dân trở nên khắng khít”-Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Kbang nhấn mạnh.
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.