Kbang đề nghị Nhà máy Đường An Khê đẩy nhanh tiến độ thu mua mía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 19-3, các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy Kbang, Gia Lai đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đảng ủy các xã vùng nguyên liệu mía trong huyện (xã Kông Lơng Khơng, Kông Bờ La, Đak Hlơ, Tơ Tung, Lơ Ku, Nghĩa An, xã Đông) để nắm tình hình sản xuất, thu hoạch mía và triển khai việc liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao trên địa bàn huyện.
Ảnh: Hồng Hạnh
Ảnh: Hồng Hạnh
Hiện nay, việc tiêu thụ mía của các xã ở Kbang đều đang rất chậm, trung bình chưa đến 30% diện tích. Toàn huyện hiện có 10.668 ha mía, nhưng chỉ mới thu được trên 2.320 ha. Những cánh đồng mía lớn tới nay vẫn chưa được thu hoạch. Trên địa bàn cũng đã xảy ra 6 vụ cháy mía, thiệt hại 44,6 ha. Nhiều vấn đề bất cập khác trong quá trình thu mua của Nhà máy Đường An Khê cũng được các địa phương nêu lên, như: việc đánh giá chữ đường, cấp phiếu đốn, hợp đồng xe vận chuyển, cơ cấu giống mía… Về việc liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Công ty Đồng Giao), đã có 286 hộ dân đăng ký với gần 300 ha cây dứa, ngô ngọt, chanh dây. Tuy nhiên, bà con cũng đang băn khoan về vấn đề  tổ chức thực hiện như thế nào.
Sau khi nghe báo cáo tình hình thực tế của các địa phương, ý kiến của các ngành, lãnh đạo Huyện ủy Kbang đã đề nghị các xã  thu thập đẩy đủ, chính xác toàn bộ những bất cập trong quá trình thực hiện thu mua mía, đầu tư vùng nguyên liệu của Nhà máy Đường và huyện sẽ làm việc trực tiếp với Nhà máy Đường để tìm giải pháp tháo gỡ cho nhân dân. Đề nghị Nhà máy đẩy nhanh tiến độ thu mua mía, không được kéo dài đến tháng 5, tháng 6, vì sẽ ảnh hưởng đến vụ sau. Vì thực tế, hiện nay trên địa bàn huyện có khá nhiều diện tích năm ngoái thu hoạch muộn nên kém phát triển. Đặc biệt, phải ưu tiên thu hoạch các cánh đồng mía lớn để tạo niềm tin cho người dân tham gia mô hình này và những diện tích mà Kbang đã quy hoạch sẽ thực hiện cánh đồng lớn, diện tích mía đã hết kỳ lưu gốc.
Về lâu dài thì các địa phương trong huyện sẽ xem xét lại việc phát triển diện tích cây mía theo hướng hiệu quả, bền vững hơn, gắn với hợp tác xã. “Các xã phía Nam huyện Kbang được tỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho Nhà máy Đường An Khê là đã tính toán việc phát huy lợi thế tiền năng đất đai, thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên ở đây là đúng rồi. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả cho việc phát triển cây mía thì đề huyện rà soát lại quy hoạch-đảm bảo khoảng dưới 7.000 ha. Muốn cây mía ổn định, cạnh tranh được, dân sống được bằng mía phải làm cánh đồng lớn mới đưa cơ giới hóa vào được từ khâu chăm sóc đến thu hoạch, giảm giá thành xuống và phải thực hiện cho được NQ của BCH Đảng bộ huyện về cánh đồng lớn”-ông Trương Văn Đạt-Bí thư Huyện ủy Kbang nhận định.
Về việc liên kết sản xuất với Công ty Đồng Giao, lãnh đạo huyện Kbang đề nghị các xã cần lưu ý: rà soát lại các mô hình phát triển kinh tế hiện nay để đánh giá hiệu quả. Trong đó có các mô hình cây ăn trái để trên cơ sở đó có kế hoạch liên kết với Công ty Đồng Giao và chuyển đổi diện tích các loại cây trồng phải sao cho thật phù hợp, những nơi có điều kiện thuận lợi thì vẫn phải ưu tiên cho cây trồng có giá trị kinh tế cao. Huyện sẽ chủ động làm việc với Công ty Đồng Giao, khảo sát trực tiếp và làm việc theo kế hoạch với các hộ đăng ký liên kết sản xuất với Công ty để thông tin về quyền lợi của người tham gia quyền lợi của nhà máy cho người dân nắm và phấn đấu triển khai vào đầu mùa mưa 2018.
Hồng Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Giá vàng giảm rất mạnh

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (13/5), giá vàng trong nước giảm rất mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất về 115 triệu đồng/lượng.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.