Ia Pa: Phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là địa phương thường xảy ra nắng hạn gay gắt, vì thế, huyện Ia Pa đã có nhiều nỗ lực trong quản lý, vận hành các trạm bơm điện, phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi để bơm tưới nước chống hạn cho cây trồng.

Vụ Đông Xuân 2016-2017, huyện Ia Pa gieo trồng được 9.273 ha cây trồng các loại, trong đó lúa nước hơn 3.005 ha. Thời điểm hiện tại, hầu hết diện tích lúa nước trên địa bàn đang trong thời kỳ trổ đòng. Đây là lúc mà cây lúa đòi hỏi lượng nước tưới nhiều nhất để đảm bảo cho việc trổ bông, duy trì năng suất vụ thu hoạch trong vòng 1 tháng tới. Chính vì thế, UBND huyện Ia Pa đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các xã, các hợp tác xã tận dụng hết công suất của các trạm bơm điện để phục vụ nước tưới cho cây lúa.

 

Trạm bơm điện Chư Mố 2 đạt công suất tưới vượt xa so với thiết kế đảm bảo nước cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: Đ.P
Trạm bơm điện Chư Mố 2 đạt công suất tưới vượt xa so với thiết kế đảm bảo nước cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: Đ.P

Trên địa bàn huyện Ia Pa hiện có 1.400 ha lúa nước ở các xã Ia Trôk và Ia Ma Rơn nằm trong vùng tưới của công trình thủy lợi Ayun Hạ nên hàng năm chủ động được nguồn nước tưới. Còn lại hơn 1.600 ha lúa nước ở các xã Kim Tân, Chư Răng, Pờ Tó và 4 xã phía Đông sông Ba (Ia Broăi, Ia Tul, Chư Mố, Ia Kdăm) phải dựa vào nguồn nước của các trạm bơm điện và các giếng khoan của người dân tự làm. Để chủ động nguồn nước tưới cho diện tích này, huyện đã được đầu tư 15 trạm bơm điện gồm 45 tổ máy có tổng năng lực tưới thiết kế là 1.390 ha; tổng chiều dài kênh mương là 106.440 mét, trong đó kênh đã kiên cố được hơn 80.424 mét, còn lại 26.016 mét kênh đất.

Để phát huy năng lực của các trạm bơm điện, cuối năm 2016, UBND huyện Ia Pa đã huy động nhiều nguồn kinh phí được hơn 12,7 tỷ đồng để kiên cố hóa 12 km kênh mương và sửa chữa, thay thế các tổ máy bơm, gia cố bể hút, hạ thấp bể hút một số tổ máy bơm, nạo vét cửa nhận nước, đắp đập chặn dòng suối Đak Pi Hiao… chủ động nguồn nước tưới cho các cánh đồng lúa. Ông Trần Văn Hùng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa cho hay: UBND huyện đã chỉ đạo các hợp tác xã, các tổ dịch vụ thủy nông quản lý và vận hành tốt các trạm bơm điện. Hiện tại, lúa đang vào thời kỳ trổ đòng, phải tận dụng hết công suất các trạm bơm điện để tưới nước, kể cả giờ cao điểm (17-18 giờ hàng ngày) nhằm cung cấp đủ nguồn nước cho cây lúa. Nhờ đó, công suất tưới nước của 15 trạm bơm điện đạt 1.213 ha/1.390 ha thiết kế. Trong đó, nhiều trạm bơm điện có năng lực tưới vượt cao hơn công suất thiết kế như: trạm bơm Chư Mố 1 (xã Chư Mố) tưới được 194,3 ha/150 ha thiết kế; trạm bơm Ia Tul 2 (xã Ia Tul) tưới được 139,1 ha/100 ha thiết kế; trạm bơm Chư Răng 2 (xã Chư Răng) tưới được 165 ha/150 ha thiết kế; trạm bơm buôn Jứ (xã Ia Broăi) tưới được 110 ha/90 ha thiết kế…

 

Ông Rơ Lan Vang-Giám đốc Hợp tác xã Chư Mố 1 (xã Chư Mố): “Ủy ban nhân dân huyện đầu tư kinh phí gia cố nâng chiều cao bờ kênh để chứa được nhiều nước hơn, phát huy hết năng lực của 5 tổ máy bơm. Cùng với đó, trong quá trình vận hành hệ thống kênh bê tông, khi thấy các chân ruộng đã đủ nước thì chúng tôi đóng cửa nhận nước lại để tránh ngập úng và chuyển dòng nước đi tưới cho các chân ruộng khác, vừa tiết kiệm được nước tưới mà vẫn đảm bảo hiệu quả tưới cho các chân ruộng ở xa”.  

Đạt được năng lực tưới thực tế vượt xa so với công suất thiết kế của các trạm bơm điện trước hết là nhờ hệ thống kênh mương được đầu tư kiên cố hóa về cơ bản, kết hợp với chân ruộng được san ủi tương đối bằng phẳng, ít thấm nước; đồng thời, công tác quản lý vận hành trạm bơm tốt và tận dụng thời gian bơm tưới tăng giờ kể cả trong giờ cao điểm.

Bên cạnh đó, đầu năm 2017, người dân cũng đã chủ động khoan trên 300 giếng để bơm tưới cho cây trồng, qua đó nâng diện tích lúa chủ động nguồn nước lên 1.470 ha trong vụ Đông Xuân 2016-2017. Như vậy, diện tích lúa Đông Xuân được tưới nước chủ động của huyện Ia Pa vượt so với năng lực thiết kế của 15 trạm bơm điện là 80 ha. Đây là một tỷ lệ khá cao so với các địa phương khác trong tỉnh. Điều này sẽ góp phần quan trọng giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, giữ ổn định năng suất vào cuối vụ thu hoạch.

Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Dự án FLC Hilltop Gia Lai tại phường Diên Hồng

Gỡ vướng, đẩy nhanh tiến độ dự án khách sạn, nhà phố FLC Hilltop

(GLO)- Dự án Tổ hợp khách sạn, thương mại và nhà phố thương mại FLC Hilltop Gia Lai do Tập đoàn FLC đầu tư dở dang tại phường Diên Hồng (trước đây là phường Ia Kring, TP. Pleiku) đang được UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tháo gỡ vướng mắc để sớm đưa vào khai thác.

Xuất khẩu rau quả phục hồi, hướng đến mục tiêu 8 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu rau quả phục hồi, hướng đến mục tiêu 8 tỷ USD năm 2025

(GLO)-Sau giai đoạn sụt giảm đầu năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang phục hồi rõ nét, với kim ngạch sau 7 tháng năm 2025 ước đạt hơn 3,83 tỷ USD. Đây là kết quả của sự phục hồi mạnh mẽ từ mặt hàng sầu riêng và đà tăng trưởng từ các loại trái cây chủ lực, như: dừa, xoài chế biến, chanh leo.

Dốc sức hoàn thành dự toán thu thuế nội địa

Dốc sức hoàn thành dự toán thu thuế nội địa

(GLO)- Dự toán thu nội địa chiếm đến 94% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Việc hoàn thành mục tiêu này không chỉ đảm bảo chi cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, mà còn tạo nguồn lực vững chắc cho những năm tiếp theo.

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

null