Ia Pa nông dân cần được hỗ trợ tái canh cây điều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vài năm trở lại đây giá hạt điều ổn định ở mức cao, vì thế nông dân huyện nghèo Ia Pa tin tưởng, duy trì và mở rộng diện tích trồng điều lên 910 ha. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ gốc điều già cỗi, năng suất thấp khá lớn (chiếm gần 30%), đòi hỏi phải được tái canh, thay thế.

Từ nhiều năm nay, cây điều đã ổn định diện tích và thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu nắng hạn ở huyện Ia Pa. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, toàn huyện có 910 ha điều. Trong đó, diện tích trồng mới và kiến thiết cơ bản là 233 ha, diện tích sản xuất kinh doanh là 677 ha. Các xã có diện tích điều tập trung gồm: Ia Ma Rơn 232 ha, Kim Tân 174 ha, Pờ Tó 169 ha, Chư Mố 146 ha; các xã còn lại trồng từ 10 ha đến 60 ha; riêng xã Ia Trok diện tích điều không đáng kể. Năng suất bình quân đạt 6,9 tạ điều hạt khô/ha; sản lượng 467 tấn/năm.

 

Huyện Ia Pa cấp cây giống điều đảm bảo chất lượng cho nông dân. Ảnh: Đ.P
Huyện Ia Pa cấp cây giống điều đảm bảo chất lượng cho nông dân. Ảnh: Đ.P

Tuy nhiên, những năm qua, do người dân tự mua các giống điều trồng tự phát nên đến nay ngành Nông nghiệp và PTNT huyện không xác định được tên giống. Việc này ít nhiều ảnh hưởng đến năng suất và khả năng cắt mầm ghép nhân giống, tái tạo nguồn giống điều tại chỗ.

Trong khi đó, diện tích điều ghép cho năng suất cao (9 tạ/ha) chỉ có 350 ha, đa phần còn lại là điều năng suất thấp, chỉ đạt 6-6,6 tạ/ha (có 298 ha điều thực sinh (trồng hạt) và 262 ha điều già cỗi). Vừa qua, trên cơ sở đánh giá lại hiệu quả trồng điều, người dân đã đề nghị huyện Ia Pa giữ lại diện tích điều đủ điều kiện thâm canh là 350 ha điều ghép; đa phần diện tích còn lại cần phải tái canh (phá cũ trồng mới) và trồng thay thế (chuyển đổi cây trồng). Trong đó, giai đoạn 2018-2025 nhu cầu tái canh là 137 ha tương ứng với khoảng 34.250 cây giống. Nhưng khó khăn lớn nhất là hiện trên địa bàn không có cơ sở sản xuất, cung cấp cây điều giống.

Để hỗ trợ nông dân phát triển trồng điều, hướng đến thực hiện chương trình tái canh cây điều trên địa bàn, từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn năm 2017 với hơn 314 triệu đồng, Trạm Khuyến nông huyện đã triển khai mô hình trồng điều xen đậu với tổng diện tích 30 ha ở 2 xã (Pờ Tó có 10 ha, Ia Broăi 20 ha). Trạm Khuyến nông mua giống điều ĐDH 102-293 của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ về cấp cho nông dân và tập huấn, hướng dẫn cách trồng, chăm sóc. Đây là giống điều có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khô hạn, đã được khảo nghiệm thành công tại một số địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng với huyện Ia Pa. “Sau 2 tháng trồng cho thấy cây điều sinh trưởng và phát triển tốt, được người dân đánh giá cao và đề xuất hỗ trợ thực hiện trong các năm tiếp theo”-ông Ksor Lít-cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện cho hay.

Theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích điều của huyện Ia Pa sẽ đạt 1.460 ha và đến năm 2025 nâng lên 1.700 ha, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ đạt 2.000 ha. Dự kiến năng suất đạt 8,5 tạ/ha, tổng sản lượng 1.450 tấn (năm 2030). Diện tích điều sẽ phát triển ở cả 8 xã trong huyện (trừ xã Ia Trok). Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn cho người dân huyện nghèo Ia Pa trong sản xuất và đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, góp phần tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường thì rất cần sự hỗ trợ từ phía chính quyền chứ không thể để người dân trồng tự phát như lâu nay.

Chủ tịch UBND huyện Ia Pa-ông Nguyễn Thế Hùng cho hay: “Huyện vừa có báo cáo đề nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT quan tâm đầu tư hỗ trợ giống điều cho người dân trên địa bàn huyện trong việc trồng mới cũng như trồng tái canh hàng năm, bình quân khoảng 30.000 cây/năm”.

Trần Đức

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.