Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Xã Ia Ka có 1.948 hộ với 8.236 khẩu, trong đó, tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 75%. Cuối năm 2023, xã còn 108 hộ nghèo và 590 hộ cận nghèo.

ia-ka-da-dang-giai-phap-ho-tro-giam-ngheo-dd.jpg
Các tuyến đường liên thôn ở xã Ia Ka được đầu tư xây dựng bài bản, giúp người dân lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Ảnh: K.P

Xác định công tác giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng, hàng năm, xã tiến hành khảo sát thực trạng tình hình đời sống của người dân, từ thuận lợi, khó khăn đến nhu cầu về vốn, việc làm, nguyện vọng học nghề.

Cùng với đó, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ thường xuyên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng ưu đãi.

Đồng thời, những vấn đề có liên quan đến lợi ích của người nghèo và những mong muốn thoát nghèo được xã quan tâm giải quyết, thông qua xây dựng kế hoạch với những chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng.

Ông Phan Văn Thiện-Chủ tịch UBND xã-cho biết: “Hàng năm, xã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo giúp đỡ các hộ vươn lên thoát nghèo.

Cùng với đó, xã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo, về tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng dân cư và ý thức tự lực vươn lên; triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 7 về nâng cao năng lực thực hiện chương trình năm 2024; Dự án 2 về đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Dự án 4 về phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững”.

Mặt khác, các tổ chức chính trị-xã hội của xã luôn phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp nhau. Trong đó, các hội, đoàn thể tích cực hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Đồng thời, vận dụng các nguồn lực thực hiện công tác an sinh xã hội, vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng nhà tình thương; hỗ trợ hội viên con giống, cho mượn tiền không tính lãi, giúp nhau phát triển kinh tế mang lại hiệu quả, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình.

Trước đây, cuộc sống gia đình anh Rơ Châm Hrủih (làng Bui) gặp không ít khó khăn. Chính quyền địa phương tạo điều kiện để anh Hrủih vay vốn ưu đãi từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện với số tiền 40 triệu đồng. Anh Hrủih đã mua 2 con bò và 1 cặp dê giống về nuôi. Đến nay, gia đình anh sở hữu 6 con bò và 17 con dê.

Anh Hrủih bộc bạch: “Trước đây, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau. Được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình tôi không còn cảnh thiếu ăn như trước đây nữa, đời sống ngày một ổn định. Nhờ đàn gia súc mà gia đình có điều kiện lo cho con cái ăn học. Vừa rồi, gia đình xây dựng được căn nhà kiên cố”.

1-nho-su-ho-tro-cua-chinh-quyen-dia-phuong-gio-day-cuoc-song-cua-gia-dinh-anh-hruih-on-dinh.jpg
Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cuộc sống của gia đình anh Rơ Châm Hrủih (làng Bui) đã dần ổn định. Ảnh: K.P

Còn anh Rơ Châm Kruk (cùng làng Bui) thì chia sẻ: Trước đây, nguồn thu nhập của gia đình chỉ trông chờ vào 2 sào lúa nước nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Năm 2022, địa phương hỗ trợ anh Kruk học nghề lái xe.

Anh Kruk cho hay: “Nhờ chính quyền địa phương quan tâm cho đi học nghề lái xe, đồng thời giới thiệu việc làm, tôi có mức thu nhập khoảng 12 triệu đồng/tháng. Đây là động lực để tôi cố gắng làm việc, chăm lo cuộc sống gia đình”.

Ông Rơ Châm Bin-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Bui-cho biết: “Làng có 189 hộ với 790 khẩu, trong đó có 16 hộ nghèo, 88 hộ cận nghèo. Năm 2023, làng giảm được 2 hộ nghèo và 9 hộ cận nghèo. Với mục tiêu giảm 2-4 hộ nghèo và 7-10 hộ cận nghèo trong năm 2024, ngay từ đầu năm, làng đã tiến hành rà soát hộ nghèo theo các tiêu chí, đồng thời tổ chức họp dân để lựa chọn đối tượng hỗ trợ, giúp hộ nghèo từng bước vươn lên trong cuộc sống. Những hộ được hỗ trợ cây trồng, vật nuôi đều được cán bộ xã hướng dẫn làm chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt”.

Các chương trình an sinh xã hội cũng được địa phương quan tâm thực hiện tốt. Nhân dịp lễ, Tết, xã vận động hàng chục triệu đồng tặng quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, từ đầu năm đến nay, xã đã cấp 3.885 cây cà phê giống, 10.500 kg phân bón cho 11 hộ nghèo, cận nghèo làng Mrông Yố 2; cấp 500 cây giống sầu riêng, 11 tấn phân hữu cơ, 300 kg phân urê, 800 kg phân lân Văn Điển, 240 kg phân kali cho 8 hộ cận nghèo làng Mrông Ngó 3; cấp 2 con bò cho 2 hộ nghèo, cận nghèo làng Mrông Yố 1; cấp 5 con bò cho 5 hộ nghèo, cận nghèo làng Jruăng; cấp 24 con bò cho 24 hộ nghèo, cận nghèo làng Bui; cấp 19 con bò cho 19 hộ nghèo, cận nghèo làng Bluk Blui.

Đồng thời, xã cũng cấp 29 bồn nước cho các hộ nghèo trên địa bàn xã. Ngoài ra, xã còn phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng lúa cho 25 hộ dân; cấp 11 tấn lúa giống, 33 tấn vôi cho 358 hộ dân.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Ia Ka thông tin: Nhằm kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, xã triển khai nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau như: hỗ trợ cây-con giống, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm phù hợp với hoàn cảnh của từng hộ gia đình.

Thời gian tới, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm tiếp tục tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo, khơi dậy tinh thần tự lực trong phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống để giảm nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

(GLO)- Chiều 4-4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Yên Đỗ (TP. Pleiku) tổ chức ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và Đại hội Đảng các cấp.

Một thoáng Hway

Một thoáng Hway

(GLO)- Làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nằm nép mình yên bình bên quốc lộ 19 nhộn nhịp xe cộ. Từ cổng làng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng nhận thấy nét sinh hoạt đời thường của bà con nơi đây ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.