Ia Grai tổng kết 2 năm thực hiện “Tôi yêu Việt Nam” cấp học mầm non

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 29-3, tại Trường Mẫu giáo 1/6 (xã Ia Hrung), Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm thực hiện chương trình “Tôi yêu Việt Nam” cấp học mầm non giai đoạn 2022-2024.

Trong 2 năm thực hiện chương trình, các trường mầm non trên địa bàn huyện đã triển khai, tiến hành cải tạo cảnh quan, trang trí môi trường trong và ngoài lớp học để làm nổi bật chương trình; tích cực tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và giáo dục kiến thức an toàn giao thông cho trẻ thông qua trang trí các góc lớp học; sử dụng các tập phim hoạt hình “vui giao thông” để giáo dục trẻ; xây dựng mô hình “trường mầm non an toàn giao thông”. Ngoài ra, các đơn vị trường học đã tổ chức các hội thi về an toàn giao thông với nhiều hình thức, thông điệp gần gũi, thu hút đông đảo học sinh, phụ huynh tham gia.

Các giáo viên mầm non thường xuyên lồng ghép trong hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc trẻ về những kỹ năng sơ đẳng khi tham gia giao thông. Ảnh: Minh Thoan

Các giáo viên mầm non thường xuyên lồng ghép trong hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc trẻ về những kỹ năng sơ đẳng khi tham gia giao thông. Ảnh: Minh Thoan

Các giáo viên mầm non thường xuyên lồng ghép trong hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc trẻ về những kỹ năng sơ đẳng khi tham gia giao thông như cách đi bộ qua đường, ngồi trên xe an toàn, đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe máy… Để đảm bảo tính phù hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông đối với độ tuổi mầm non, giáo viên sử dụng các đồ chơi để xây dựng các mô hình giao thông như “Ngã tư đường phố”, “Con đường về nhà”, “Vòng xuyến giao thông”… để trẻ thực hành.

Một số trường học đã phối hợp với Công an xã, thị trấn tổ chức các buổi trò chuyện, tuyên truyền trực tiếp cho trẻ, qua đó, giúp trẻ thêm hiểu biết và kỹ năng tham gia giao thông an toàn.

Trong năm học 2023-2024, các trường đã tổ chức giao lưu, chia sẻ mô hình điểm chuyên đề “Tôi yêu Việt Nam” giữa các khối, các lớp, các cụm sinh hoạt chuyên môn. Nhiều trường đã tổ chức các hoạt động giảng dạy thực hành ngoài trời. Nội dung bài giảng được soạn dựa trên thực tế tham gia thông hàng ngày của trẻ, lồng ghép các kiến thức về Luật Giao thông đường bộ.

Trong thời gian tới, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ sở Giáo dục mầm non thực hiện chương trình phù hợp; tiếp tục thiết kế các sa hình giao thông ở các trường để tổ chức cho trẻ thực hành tham gia Luật Giao thông đường bộ. Ngoài ra, sử dụng tài liệu, phim hoạt hình trong thực hiện chủ đề “An toàn giao thông” dành cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi được Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo và ban hành. Nhân rộng việc thực hiện chuyên đề ở 100% số nhóm, lớp mẫu giáo.

Tại hội nghị, các em học sinh được tham gia thi “Tìm hiểu về an toàn giao thông”; thực hành qua ngã tư đường phố có đèn tín hiệu giao thông.

Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga-Giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh hướng dẫn các em học bài. Ảnh: V.C

Điểm sáng về giáo dục học sinh toàn diện ở Phú Thiện

(GLO)- Lấy chất lượng học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành điểm sáng trong đào tạo học sinh toàn diện và mũi nhọn tại địa phương.

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Trong đó, một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề để phù hợp hơn với mức độ phức tạp công việc.