Ia Grai tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT), huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm cũng như thay đổi hành vi của người dân và doanh nghiệp trong tham gia BVMT.

Tăng cường thanh-kiểm tra

Thôn 3 (xã Ia Tô) có nhiều cơ sở chế biến nông sản hoạt động trong khu dân cư. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của các cơ sở này, những năm qua, Ban Nhân dân thôn 3 thường xuyên phối hợp với UBND xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải và tìm quỹ đất di dời các cơ sở ra khỏi khu dân cư.

Ông Tống A Tám-Trưởng thôn 3-cho biết: Trên địa bàn thôn có 25 lò sấy nông sản của 15 hộ đang hoạt động. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động kết hợp với kiểm tra, xử lý vi phạm, đến nay, thôn có 1 hộ di dời cơ sở sấy nông sản ra khỏi khu dân cư. Các hộ còn lại cũng đã lắp đặt thêm trang-thiết bị xử lý khí thải và bổ sung hồ sơ đăng ký bảo vệ môi trường nhằm hạn chế ảnh hưởng đến khu dân cư.

⁰Cơ sở sấy nông sản của gia đình anh Ngô Hữu Chuyển (thôn 3, xã Ia Tô) đã được di dời ra khỏi khu dân cư. Ảnh: N.H

⁰Cơ sở sấy nông sản của gia đình anh Ngô Hữu Chuyển (thôn 3, xã Ia Tô) đã được di dời ra khỏi khu dân cư. Ảnh: N.H

Gia đình anh Ngô Hữu Chuyển là hộ đầu tiên chấp hành di dời lò sấy nông sản ra khỏi khu dân cư. Anh cho biết: Cơ sở sấy nông sản của gia đình đi vào hoạt động từ tháng 6-2023. Đến tháng 8-2023, gia đình đã di dời cơ sở ra khỏi khu dân cư. “Cơ sở mới của gia đình tôi cách khu dân cư gần 1 km. Tôi cũng đã lắp đặt thêm thiết bị xử lý khói bụi nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường”-anh Chuyển chia sẻ.

Nói về công tác quản lý, BVMT trên địa bàn, bà Trương Thị Tình-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Tô-cho hay: Những năm qua, xã thường xuyên tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc thu gom, xử lý rác thải. Riêng đối với các cơ sở chăn nuôi, chế biến nông sản, trước khi vào mùa thu hoạch, UBND xã đều phối hợp với Ban Nhân dân các thôn, làng đến tận từng hộ vận động lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải; đồng thời, kiểm tra để xử lý các trường hợp vi phạm. Năm 2023, UBND xã đã xử phạt 7 cơ sở chế biến nông sản vi phạm; vận động được 2 hộ di dời lò sấy nông sản ra khỏi khu dân cư.

Ông Thái Anh Tuấn-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) huyện Ia Grai-thông tin: Năm 2023, UBND huyện đã ra quyết định xử phạt 32,5 triệu đồng đối với 1 cơ sở chăn nuôi heo vi phạm quy định về môi trường; UBND cấp xã xử phạt 9 cơ sở hoạt động sấy nông sản gây ô nhiễm. Đến nay, các cơ sở vi phạm đã thực hiện các biện pháp khắc phục như: bổ sung hồ sơ đăng ký môi trường nộp về UBND xã quản lý theo dõi; tuân thủ chế độ, thời gian hoạt động theo quy định, lắp đặt trang-thiết bị về xử lý chất thải nhằm hạn chế ảnh hưởng môi trường và có một số hộ di dời cơ sở hoạt động ra khỏi khu dân cư.

Triển khai đồng bộ các giải pháp BVMT

Đến nay, huyện Ia Grai đã xây dựng được 3 bãi chôn lấp rác thải tại xã Ia Bă, Ia Khai và Ia Yok. Riêng bãi rác xã Ia Bă đang nâng cấp thành bãi rác hợp vệ sinh. Đầu năm 2024, huyện tiếp tục phân bổ 3,633 tỷ đồng để xây dựng các hạng mục phục vụ xử lý rác thải tại 3 bãi chôn lấp rác này; lắp đặt các bể chứa rác thải bảo vệ thực vật, trồng thêm cây xanh phân tán tại các tuyến đường, khu vực công cộng để tăng diện tích phủ xanh, góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đến nay, huyện Ia Grai đã xây dựng được 3 bãi chôn lấp rác để xử lý rác thải trên địa bàn. Ảnh: Nhật Hào

Đến nay, huyện Ia Grai đã xây dựng được 3 bãi chôn lấp rác để xử lý rác thải trên địa bàn. Ảnh: Nhật Hào

Ông Hồ Viết Bắc-Chủ tịch UBND xã Ia Yok-cho biết: Được UBND huyện phân bổ kinh phí, xã Ia Yok đã triển khai thực hiện tốt hơn công tác quản lý, BVMT, nhất là việc quản lý bãi rác; kịp thời san gạt, chôn lấp, phun chế phẩm xử lý rác thải tại bãi chôn lấp rác và xây dựng được 25 bể chứa rác thải bảo vệ thực vật sau sử dụng. Ngoài ra, từ kinh phí huyện cấp, Phòng TN-MT đang xây dựng giếng khoan và kéo điện để phục vụ cho việc rửa xe chở rác thải tại bãi rác của xã, góp phần giúp xã quản lý bãi rác tốt hơn và khắc phục được tình trạng cháy bãi rác như trong thời gian qua.

Phó Trưởng phòng TN-MT huyện thông tin thêm: Đến nay, tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn đạt 89,2%, khu vực nông thôn đạt 59%. Toàn huyện đã xây dựng được 360 bể chứa rác thải bảo vệ thực vật sau sử dụng. Năm 2023, huyện đã thực hiện hợp đồng với đơn vị đủ chức năng thu gom, xử lý 7 tấn rác thải bảo vệ thực vật sau sử dụng. Ngoài ra, các hội, đoàn thể cũng đã xây dựng được hơn 30 mô hình về BVMT, tổ chức thường xuyên các đợt ra quân dọn vệ sinh tại khu vực công cộng, thu hút đông đảo người dân tham gia. Nhờ đó, cảnh quan môi trường trên địa bàn huyện được cải thiện đáng kể.

“Thời gian tới, huyện sẽ tập trung thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết của HĐND huyện nhiệm kỳ 2021-2025 về BVMT. Trong đó, nâng cấp bãi chôn lấp rác xã Ia Bă thành bãi rác hợp vệ sinh; tiếp tục xã hội hóa hoạt động thu gom, xử lý rác thải, phấn đấu đến năm 2025 đưa tỷ lệ thu gom rác thải khu vực đô thị đạt 90%, khu vực nông thôn đạt 60%. Ngoài ra, huyện cũng đầu tư xây dựng khu công nghiệp để từng bước vận động, đưa các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xay xát, chế biến nông sản vào hoạt động nhằm tạo thuận lợi cho công tác đầu tư hệ thống thiết bị xử chất thải; đề xuất quy hoạch và xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm để di chuyển cơ sở chế biến nông sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm ra xa khu dân cư nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân”-Phó Trưởng phòng TN-MT huyện khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.