Ia Dêr: Người dân đồng lòng hiến đất làm đường giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Khi nhà nước có chủ trương nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn, người dân xã Ia Dêr, huyện Ia Grai đã tình nguyện đóng góp kinh phí, hiến đất để bàn giao mặt bằng thi công, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã.

Ông Rcom Alich (bìa phải) luôn tiên phong trong việc hiến đất làm đường giao thông nông thôn.Ảnh: R.H
Ông Rcom Alich (bìa phải) luôn tiên phong trong việc hiến đất làm đường giao thông nông thôn.Ảnh: R.H

Năm 2023, khi Nhà nước có chủ trương mở rộng tuyến đường đi cánh đồng Ia Boa (xã Ia Dêr), ông Alich (làng Blang 1) đã tự nguyện phá bỏ 54 cây cà phê đang thời kỳ thu hoạch để hiến hơn 240 m2 đất cho việc mở đường. Nhờ đó, cuối năm 2023, tuyến đường xuống cánh đồng Ia Boa được mở rộng 6 m (mặt đường bê tông rộng 3,5 m), dài 100 m đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

"Tại khu vực cánh đồng Ia Boa, gia đình tôi có 1,1 ha cà phê. Những năm trước, tuyến đường xuống cánh đồng này là đường mòn chỉ đủ 1 xe máy đi qua. Vào mùa mưa do đường dốc và trơn trượt nên bà con phải tập kết phương tiện trên đồi cách xa hơn 100 m để xuống đồng nên rất vất vả. Do đó, khi Nhà nước có chủ trương làm đường giao thông xuống cánh đồng này, tôi đã tự nguyện hiến đất mở rộng đường giao thông"-ông Alich bộc bạch.

Bên cạnh hiến đất xây dựng đường nội đồng, trong năm 2023, ông Alich còn phá bỏ cây cối, tháo dỡ hàng rào để hiến 210 m2 đất làm đường giao thông liên thôn làng Blang 1 đi làng Klah 2 (xã Ia Dêr). Noi gương ông Alich, nhiều hộ trong làng Blang 1 có đất liền kề với ông cũng tự nguyện phá bỏ hoa màu để hiến đất làm đường. Đến nay, công trình đường giao thông nối 2 làng tại khu vực này được xây dựng xong với chiều dài hơn 1 km, mặt đường bê tông rộng 3,5 m.

Tuyến đường đi cánh đồng Ia Boa được bê tông hóa khang trang.Ảnh: R.H
Tuyến đường đi cánh đồng Ia Boa được bê tông hóa khang trang.Ảnh: R.H

Tương tự, khi có chủ trương mở rộng tuyến đường đi qua đất của gia đình, ông Ksor Huin (làng Breng 2) đã bàn bạc với các thành viên trong gia đình tự nguyện dỡ bỏ hàng rào và hiến phần đất để góp phần mở con đường rộng 7 m. Tính từ năm 2018-2023, gia đình ông đã 3 lần hiến đất với tổng diện tích hơn 200 m2.

Ông Huin bày tỏ: “Các thành viên trong gia đình tôi đều hiểu được ý nghĩa của việc hiến đất làm được giao thông là phục vụ lợi ích của cộng đồng nên khi Nhà nước có chủ trương, gia đình rất ủng hộ. Bây giờ, tuyến đường đi qua nhà là đường nhựa rộng rãi, sạch đẹp. Không còn tình trạng lầy lội, trơn trượt mỗi khi mùa mưa xuống và bụi mù khi vào mùa nắng. Người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện, các cháu học sinh đi học không còn vất vả như trước nữa”.

Ông Ksor Huin đã phá bỏ hàng rào, hiến hơn 200 m2 đất để mở rộng đường giao thông.Ảnh: R.H
Ông Ksor Huin đã phá bỏ hàng rào, hiến hơn 200 m2 đất để mở rộng đường giao thông.Ảnh: R.H

Ngoài 2 hộ dân trên, từ năm 2022-2023, người dân xã Ia Dêr đã hiến 5,6 ha đất để xã Ia Dêr triển khai xây dựng, nâng cấp hơn 28,4 km đường giao thông nông thôn. Đồng thời, xây dựng, sửa chữa các công trình khác, như: nhà sinh hoạt cộng đồng, giếng khoan, nhà vệ sinh, điểm trường ở các thôn, làng với tổng mức đầu tư hơn 41,8 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 41,4 tỷ đồng, người dân đóng góp 339 triệu đồng. Đến nay, toàn xã đã bê tông, cứng hóa hơn 80% đường giao thông nông thôn.

Ông Ksor Hoan-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Dêr-thông tin: Để xây dựng đường giao thông nông thôn, xã tổ chức họp dân và tiến hành rà soát các tuyến đường tại các thôn, làng để đưa vào danh mục đầu tư xây dựng. Đồng thời, tuyên truyền, vận động các hộ dân tại hiến đất làm đường. Sau đó, xây dựng kế hoạch và trình lên UBND huyện để đưa danh mục đầu tư xây dựng.

“Chúng tôi cũng thành lập Đoàn Thanh tra nhân dân để giám sát trong quá trình xây dựng công trình giao thông đảm bảo đúng quy định. Thời gian tới, khi Nhà nước có chủ trương, chúng tôi tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động người dân hiến đất mở đường để bộ mặt nông thôn của xã ngày càng hoàn thiện hơn”-ông Hoan nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.