Ia Blang huy động nguồn lực xây dựng công trình dân sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, UBND xã Ia Blang (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã tích cực kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình dân sinh nhằm giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trò chuyện với P.V, bà Kpuih Hier (làng Koái) vui mừng cho biết: Gia đình bà không có đất sản xuất, chồng lại bị bệnh hiểm nghèo rồi mất sớm nên cuộc sống rất khó khăn. Năm 2023, căn nhà của bà bị tốc mái do lốc xoáy. Biết được hoàn cảnh của bà, xã đã kêu gọi các tổ chức từ thiện hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng lại nhà ở.

“Căn nhà mới xây rất chắc chắn, gồm 1 phòng khách và 1 phòng ngủ. Tôi cũng tận dụng vật liệu cũ làm bếp nên sinh hoạt thuận tiện hơn. Mùa mưa này, tôi không còn lo bị mưa dột nữa”-bà Hier bộc bạch.

cong-trinh-gieng-khoan-tap-trung-do-ubnd-xa-keu-goi-cac-to-chuc-tu-thien-dau-tu-duoc-dat-ngay-tai-trung-tam-lang-gan-cac-diem-truong-giup-cho-viec-lay-nuoc-cua-ba-con-hoc-sinh-lang-nha-thuan-tien-hon.jpg
Công trình giếng khoan tập trung do UBND xã Ia Blang kêu gọi các tổ chức từ thiện đầu tư được đặt ngay tại trung tâm làng Nhă, gần các điểm trường giúp cho việc lấy nước của người dân, học sinh thuận tiện hơn. Ảnh: H.T

Tương tự, bà Rơ Mah Piup (làng Nhă) cũng phấn khởi khi được xã kêu gọi hỗ trợ kinh phí xây cho căn nhà kiên cố. Ngồi bên hiên nhà, bà Piup vui vẻ chia sẻ: Gia đình bà thuộc diện hộ nghèo nên không có tiền sửa chữa căn nhà đã xuống cấp. Năm 2022, được xã kêu gọi hỗ trợ 50 triệu đồng, bà mượn thêm 20 triệu đồng để xây căn nhà rộng rãi.

“Ngoài được hỗ trợ xây nhà, xã cũng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cà phê nên năng suất đạt cao hơn, thu nhập được cải thiện. Cuối năm 2023, gia đình tôi đã ra khỏi diện cận nghèo”-bà Piup phấn khởi khoe.

Ông Nguyễn Văn Khôi-Chủ tịch UBND xã Ia Blang-cho biết: Từ năm 2020 đến nay, ngoài nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, xã đã kêu gọi các tổ chức từ thiện, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng được 13 căn nhà với tổng kinh phí hơn 850 triệu đồng.

Ngoài ra, xã cũng kêu gọi các nguồn lực hợp pháp hỗ trợ xây dựng 8 công trình giếng khoan tập trung tại các thôn, làng (70-90 triệu đồng/công trình) và 1 công trình giọt nước. Qua đó, xã đã cơ bản giải quyết được vấn đề thiếu nước vào mùa khô cho người dân trên địa bàn.

ba-ro-mah-piup-lang-nha-tro-chuyen-voi-moi-nguoi-ben-can-nha-duoc-ubnd-xa-keu-goi-cac-to-chuc-tu-thien-ho-tro-xay-dung.jpg
Bà Rơ Mah Piup (làng Nhă) trò chuyện với mọi người bên căn nhà được UBND xã kêu gọi các tổ chức từ thiện hỗ trợ xây dựng. Ảnh: H.T

Đưa chúng tôi tham quan công trình giếng khoan tập trung, ông Siu Mét-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Koái-cho biết: Trước đây, mỗi khi vào mùa khô, người dân trong làng luôn phải đối diện với tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Nhờ UBND xã kêu gọi các tổ chức từ thiện hỗ trợ hơn 90 triệu đồng khoan giếng và mua bồn trữ nước, từ năm 2020 đến nay, người dân không còn bị thiếu nước vào mùa khô nữa.

Cùng chung niềm vui vì có công trình nước sạch tập trung, ông Siu Lin-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Nhă-thông tin: “Năm 2020, làng được UBND xã đầu tư xây dựng một công trình giếng khoan tập trung. Từ khi công trình được đưa vào sử dụng, người dân rất phấn khởi, tuyên truyền nhau sử dụng nước tiết kiệm; đồng thời, thường xuyên tổ chức ra quân dọn vệ sinh các khu vực công cộng và khu vực xung quanh công trình giếng khoan để đảm bảo vệ sinh”.

Chủ tịch UBND xã Ia Blang cho biết thêm: Xã cũng đã kêu gọi các tổ chức từ thiện, nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng 2 cây cầu dân sinh giúp người dân đi lại thuận tiện hơn. Tổng kinh phí xây dựng các công trình nhà ở, nước sinh hoạt và cầu dân sinh là trên 2,366 tỷ đồng.

“Hiện nay, toàn xã vẫn còn 67 hộ nghèo (chiếm 2,57%) và 62 hộ cận nghèo (chiếm 2,38%). Tuy không còn nhà tạm, nhà dột nát nhưng vẫn còn một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số mới tách hộ làm nhà tôn chưa đảm bảo về diện tích và quy định về “3 cứng”.

Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục tranh thủ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư về hạ tầng và các công trình dân sinh nhằm giúp người dân cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống”-Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

“Kiến trúc sư” buôn làng

“Kiến trúc sư” buôn làng

(GLO)- Nhà sàn là kiến trúc đặc trưng của người Jrai. Để xây dựng một ngôi nhà sàn truyền thống thì không thể không nhắc đến những “kiến trúc sư” của buôn làng.

“Sống để kể lại” (*)

“Sống để kể lại” (*)

(GLO)- Giữa câu chuyện dài về chiến tranh, 2 cựu chiến binh Hà Xuân Nhắc và Nguyễn Minh Tân vẫn chưa thôi kinh ngạc mình có thể sống, có thể vượt qua bom đạn dày đặc như đan lưới. Tôi thì lại nghĩ, số phận đã định cho họ một sứ mệnh: Sống để kể lại một phần đời không thể tách rời với ký ức dân tộc.

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

(GLO)- Qua lời kể của Đại tá Phan Anh Tuấn-nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai-Kon Tum, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, chúng ta hiểu thêm về chiến công của du kích Puih Glớ, người đã hạ máy bay Mỹ trong thời kỳ chiến tranh.

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Ở nước ta, không ít làng quê nuôi rắn hay chế biến thịt rắn. Nhưng với sự tích gắn với con rắn và cách chế biến các món ăn từ loài rắn thì làng Lệ Mật có nét độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ đâu.

Mưu sinh ngày cuối năm

Mưu sinh ngày cuối năm

(GLO)- Chiều cuối năm, khi hầu hết mọi người quây quần bên gia đình chuẩn bị đón thời khắc Giao thừa thì vẫn còn nhiều người đang miệt mài mưu sinh để nhặt nhạnh thêm thu nhập lo Tết cho gia đình.

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

(GLO)- Ngày cận Tết, giữa tiết trời se lạnh, người dân vùng khó tỉnh Gia Lai được sưởi ấm hơn khi đón nhận những phần quà từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Đây là việc làm ý nghĩa, phát huy truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc, góp phần giúp dân làng đón Tết cổ truyền thêm ấm áp.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

(GLO)- Vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) Bonsai cây cảnh nghệ thuật Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 7-11-2024 của UBND tỉnh. Đây được xem là “ngôi nhà chung” của những người đam mê loại hình nghệ thuật bonsai.

Chị Ksor H’Bloan (thứ 3 từ phải sang) được Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn-TNHH một thành viên hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn”. Ảnh: U.N

Tết ấm cho đoàn viên, người lao động

(GLO)- Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai đã tổ chức linh hoạt, đa dạng các hình thức chăm lo phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động.