Hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 2 năm thực hiện chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã huy động mọi nguồn lực thực hiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, từ đó giúp dân thoát nghèo bền vững.

Từ cấp phát đến hỗ trợ có điều kiện

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 có rất nhiều điểm mới. Đó là lấy chỉ tiêu thu nhập là chính, sau đó xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin... gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Theo đó, người nghèo là đối tượng trung tâm để hỗ trợ, đồng thời mở rộng đối tượng hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về. Đáng chú ý, chương trình đã chuyển từ việc cấp phát, cho không sang hỗ trợ có điều kiện để nâng cao ý thức trách nhiệm của người nghèo trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó từng bước vươn lên thoát nghèo.

 

Hỗ trợ hộ nghèo xã Đất Bằng (huyện Krông Pa) trồng cỏ nuôi bò. Ảnh: Đ.Y
Hỗ trợ hộ nghèo xã Đất Bằng (huyện Krông Pa) trồng cỏ nuôi bò. Ảnh: Đ.Y

Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, đến nay, tỉnh ta đã xây dựng được hệ thống tổ tiết kiệm và vay vốn tại 100% thôn, làng. Nguồn vốn này đã giúp cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn tỉnh thoát khỏi đói nghèo, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Theo chính sách mới, hộ nghèo được nâng mức vốn vay tối đa lên 50 triệu đồng, lãi suất giảm một nửa, thời hạn vay tăng gấp đôi. “Đây là điều kiện thuận lợi để hộ nghèo có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống. Có nguồn vốn vay, hộ nghèo sẽ được Ủy ban MTTQ các cấp hỗ trợ phương thức để bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững”-ông Lê Văn Thành-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, cho biết.

Song song với hoạt động hỗ trợ vốn, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân bước đầu được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu lao động. Đến nay, toàn tỉnh có gần 140 ngàn người được đào tạo nghề, trong đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số và người nghèo. Công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được chú trọng thực hiện, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động. Hơn nữa, các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, nhà ở, tiếp cận thông tin, các dịch vụ xã hội khác… cũng đã phát huy vai trò tích cực trong công tác giảm nghèo. Bên cạnh đó, chương trình chú trọng lồng ghép các chỉ tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo vào các nội dung thi đua; tham gia khuyến công, khuyến lâm, đào tạo nghề lao động nông thôn; tạo vốn và tín chấp cho hội viên vay vốn…

Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh ta vẫn còn ở mức cao (13,85%) so với bình quân cả nước, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm đến 85,81% trong tổng số hộ nghèo. Cùng với đó, việc giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nhiều hộ thoát nghèo nhưng nằm sát với mức chuẩn nghèo, nguy cơ tái nghèo cao; chênh lệch giàu-nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bào Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tăng; một bộ phận không nhỏ người nghèo chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản.

Kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Trao đổi với P.V, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết: “Sở là đơn vị thường trực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Vì vậy, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức thực hiện, phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo hiện hành đối với người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, vay vốn tín dụng ưu đãi...”.

Cũng theo ông Thành, Sở sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan bố trí nguồn lực hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, trong đó tập trung hỗ trợ sinh kế thông qua trợ giúp các điều kiện và dịch vụ sản xuất, đào tạo nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo. Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị-xã hội tích cực phát động các phong trào hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, tuyên truyền giúp người nghèo nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm