Hướng dẫn nghiệp vụ tổng điều tra kinh tế giai đoạn 2

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 25-6, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và cơ sở hành chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế TP. Pleiku tổ chức hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ và sử dụng phiếu điện tử (CAPI) trong tổng điều tra kinh tế năm 2021 (giai đoạn 2) cho Ban Chỉ đạo các xã, phường và các điều tra viên trên địa bàn thành phố.

 Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế TP. Pleiku hướng dẫn nghiệp vụ cho Ban Chỉ đạo các xã, phường và các điều tra viên trên địa bàn thành phố. Ảnh: Minh Nguyễn
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Minh Nguyễn

Cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021 thực hiện trên phạm vi cả nước và được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ ngày 1-3-2021) đã hoàn thành điều tra đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội. Giai đoạn 2 (từ ngày 1-7 đến hết ngày 30-7-2021) đối với cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đợt này, toàn tỉnh có 58.097 cơ sở sản xuất kinh doanh và 267 cơ sở tôn giáo thuộc đối tượng thu thập thông tin điều tra kinh tế.

Tham gia tập huấn lần này, các điều tra viên được trang bị kỹ năng cơ bản về khai thác, thu thập thông tin; hướng dẫn cách hỏi, thu thập thông tin cơ sở bằng phiếu điện tử (CAPI); hướng dẫn cài đặt chương trình, sử dụng phần mềm thu thập thông tin...

Mục đích cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021 nhằm thu thập thông tin, đánh giá sự phát triển về số lượng, quy mô và lao động của các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, cơ sở tôn giáo để xây dựng dữ liệu phục vụ biên soạn các chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội.

 

MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.