Hơn 500 nghệ nhân và thanh-thiếu nhi huyện Kông Chro tham gia liên hoan cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 24-3, Huyện Đoàn Kông Chro phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca thanh-thiếu nhi và triển lãm các vật dụng truyền thống của người Bahnar lần thứ V năm 2023.

Liên hoan thu hút hơn 500 nghệ nhân và thanh thiếu nhi đến từ 14 xã, thị trấn của huyện. Các đội trải qua 3 phần thi: Hát dân ca, biểu diễn cồng chiêng và trình diễn cồng chiêng đường phố.

Ban tổ chức trao giải nhất, nhì, ba và khuyến khích cho các đội có thành tích cao tại Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca huyện Kông Chro năm 2023. Ảnh: An Phát
Ban tổ chức trao giải nhất, nhì, ba và khuyến khích cho các đội có thành tích cao tại Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca huyện Kông Chro năm 2023. Ảnh: An Phát

Các tiết mục trình diễn tại liên hoan đã có sự sáng tạo trong cách thể hiện những làn điệu dân ca, trình diễn nhạc cụ dân tộc, cồng chiêng với kỹ năng thành thục, chuyên nghiệp; đem đến cho liên hoan không gian nghệ thuật đầy màu sắc.

Tại liên hoan, các đội trưng bày, giới thiệu nhiều nhạc cụ truyền thống như chiêng, trống, đàn; bày bán trang phục váy, áo, khố, vải thổ cẩm, gùi, rượu cần… Các đội áp dụng thanh toán điện tử trong mua bán, trao đổi hàng hóa.

Kết thúc liên hoan, Ban tổ chức trao giải nhất toàn đoàn cho xã Ya Ma, giải nhì thuộc về xã Đak Pơ Pho, giải ba thuộc về xã Chơ Long và giải khuyến khích thuộc về xã SRó. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 12 giải thuộc 3 thể loại: triển lãm, hát dân ca và trình diễn cồng chiêng cho các đội có thành tích xuất sắc.

Liên hoan là dịp gặp gỡ, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm của các nghệ nhân với thế hệ trẻ; tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho thanh thiếu nhi, nhất là thanh thiếu nhi đồng bào dân tộc thiểu số. Kịp thời động viên và nhân rộng các mô hình đội, nhóm cồng chiêng, tập hợp, đoàn kết thanh-thiếu nhi toàn huyện. Đồng thời, phát huy vai trò của tổ chức đoàn, hội các cấp, của ngành văn hóa trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

AN PHÁT

Có thể bạn quan tâm

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

(GLO)- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk khai mạc triển lãm và trao giải tác phẩm trại sáng tác mỹ thuật “Voi-Niềm tự hào của Buôn Đôn, Đắk Lắk”. Giải A duy nhất đã được trao cho nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (Gia Lai).

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.