Hội nghị triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 24-10, tại TP. Pleiku, Bộ Công thương phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Quang cảnh hội nghị triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: Vũ Thảo
Quang cảnh hội nghị triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ảnh: Vũ Thảo

Dự hội nghị có ông Trần Thanh Hải-Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương); Lê Việt Nga-Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương); ông Nguyễn Hữu Quế-Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự còn có hơn 300 đại biểu đại diện các Cục, Trường, Viện thuộc Bộ Công thương; đại diện Sở Công thương một số tỉnh, thành phố; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh; cùng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics ở một số tỉnh, thành phố…

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế cho biết Gia Lai là tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên với đường biên giới giáp tỉnh Ratanakiri-Vương quốc Campuchia dài hơn 80 km, là nơi sinh sống của 44 dân tộc anh em, dân số toàn tỉnh hơn 1,5 triệu người. Gia Lai có sân bay Pleiku, nhiều quốc lộ (14, 14C, 19, 19D, 25), đường Trường Sơn Đông đi qua, có cửa khẩu và gần cảng biển tạo thuận lợi cho việc giao thương và phát triển kinh tế-xã hội. Gia Lai có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 15.510 km2, lớn thứ 2 cả nước; sản xuất nông nghiệp là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn giúp Gia Lai đẩy mạnh phát triển kinh tế. Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý sẵn có, Gia Lai đã hình thành và phát triển nhiều trang trại sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, với nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao. Hoạt động xuất khẩu của tỉnh liên tục tăng trưởng về quy mô, sản phẩm xuất khẩu ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng đến 40 quốc gia trên thế giới… Lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp chế biến được tỉnh quan tâm thu hút doanh nghiệp đầu tư. Hiện nay tỉnh có 3 Khu công nghiệp (Khu Công nghiệp Trà Đa, Khu Công nghiệp Nam Pleiku và Khu Công nghiệp-Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh); quy hoạch 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.245,33 ha, trong đó có 13 cụm công nghiệp đã thành lập và quy hoạch chi tiết với diện tích 466,53 ha. Nguồn nguyên liệu nông sản ổn định tạo tiền đề phát triển công nghiệp chế biến. Toàn tỉnh có trên 8.000 cơ sở tham gia hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành công nghiệp phấn đấu giai đoạn 2021-2025 đạt 11,63%/năm. Trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến dự kiến đạt 11,67%.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Vũ Thảo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Vũ Thảo

Hiện nay, một trong những ngành dịch vụ quan trọng tỉnh đang thiếu, cần thúc đẩy phát triển là ngành logistics và nhu cầu về logistics, đặc biệt là các dịch vụ logistics hỗ trợ bảo quản, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông sản của Gia Lai là rất lớn. “Mặc dù vậy, do những khó khăn về địa hình, nguồn vốn đầu tư nên hiện nay ngành logistics của tỉnh Gia Lai phát triển còn hạn chế, khó khăn như hạ tầng logistics manh mún, thiếu sự đồng bộ; hình thức dịch vụ logistics còn đơn điệu, tính liên kết không cao; năng lực cung ứng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp địa phương còn hạn chế... Vì vậy, thông qua hội nghị này, tỉnh Gia Lai rất mong được lắng nghe ý kiến tham luận, đóng góp của các các chuyên gia, đơn vị giảng dạy và nghiên cứu, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, đại diện các hiệp hội, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh về các giải pháp nhằm định hướng và thúc đẩy phát triển logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Qua đó giúp UBND tỉnh Gia Lai xây dựng các chính sách phát triển ngành logistics một cách hiệu quả bền vững, nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của nông sản và các sản phẩm hàng hóa tỉnh Gia Lai”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định.

Ông Trần Thanh Hải-Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Vũ Thảo
Ông Trần Thanh Hải-Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) phát biểu tại hội nghị.
Ảnh: Vũ Thảo

Tại hội nghị, các đại biểu đại diện bộ, ngành Trung ương, địa phương, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ tập trung thảo luận, trao đổi về một số vấn đề như: xu hướng phát triển ngành logistics trong tương lai, một số giải pháp, định hướng trong công tác quy hoạch, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng logistics; định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh, nhu cầu các dịch vụ logistics hỗ trợ xuất khẩu; các giải pháp đầu tư phát triển logistics phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử; đầu tư phát triển hạ tầng, trung tâm logistics tại Gia Lai; giới thiệu mô hình hoạt động của doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ logistics; chia sẻ một số kinh nghiệm về đề xuất trong kế hoạch phát triển logistics của tỉnh Gia Lai…

Theo đề xuất, Trung tâm logistics tại xã Đak Ta Ley (huyện Mang Yang) có quy mô 511 ha được thực hiện theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là 265 ha. Ảnh: Vũ Thảo
Theo đề xuất, Trung tâm logistics tại xã Đak Ta Ley (huyện Mang Yang) có quy mô 511 ha được thực hiện theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là 265 ha. Ảnh: Vũ Thảo

Trước đó, ngày 23-10, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cùng với các sở, ngành, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Hiệp hội logistics, doanh nghiệp một số tỉnh, thành phố đã có chuyến đi thực tế khảo sát tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) và địa điểm quy hoạch Trung tâm logistics tại xã Đak Ta Ley (huyện Mang Yang). Bên lề hội nghị cũng diễn ra hoạt động trưng bày sản phẩm, hàng hóa đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh và các địa phương khác.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.