Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Gia Lai sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 31-12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2021 và sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. 

Tại hội nghị, ông Bùi Thanh Hoàng-Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh-thông tin: Năm 2020, Hội đã phát triển thêm 17 chi hội và 837 hội viên. Qua đó, toàn tỉnh hiện có 107 chi hội với hơn 9.200 hội viên. Hội đã vận động trên 2,7 tỷ đồng để tổ chức thăm hỏi và tặng hơn 4.200 suất quà cho các hội viên; hỗ trợ xây mới 3 căn nhà; hỗ trợ vốn chăn nuôi. Ngoài ra, Hội còn hỗ trợ 40 nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nuôi dưỡng các cháu nạn nhân và trẻ khuyết tật, xông hơi giải độc cho 108 người…

 Ông Bùi Thanh Hoàng-Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Gia Lai tặng giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam năm 2020”. Ảnh: Hà Phương
Ông Bùi Thanh Hoàng-Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh tặng giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam năm 2020”. Ảnh: Hà Phương


Năm 2021, Hội sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, khắc phục hậu quả chất độc da cam; phấn đấu phát triển thêm 5-7 chi hội và 220 hội viên mới. Đặc biệt, Hội sẽ vận động các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ quỹ 2,5-3 tỷ đồng để làm mới 6 căn nhà; cho 20-25 hộ vay vốn sản xuất, chăn nuôi; thăm hỏi, tặng quà cho 100% nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn...

5 năm qua, Hội phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tham mưu đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Từ đó góp phần thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng về giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh. Cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm chỉ đạo rà soát, điều tra các đối tượng bị phơi nhiễm.

Dịp này, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tặng bằng khen Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh và 1 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam năm 2020”. Cũng phong trào này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh tặng giấy khen cho 19 tập thể và 26 cá nhân. Hội cũng tặng giấy khen cho 13 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 43/CT-TW.

 

HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.