Học nghề sau tốt nghiệp THCS, THPT: Hướng đi phù hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo các chuyên gia giáo dục nghề nghiệp, học nghề là hướng đi phù hợp mà học sinh có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp THCS hay THPT.

Nên học nghề gì, ở đâu?

Em Phan Thái Bảo (thôn Tân Tiến, xã Trang, huyện Đak Đoa) chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp THCS, em đến Trường Cao đẳng Gia Lai làm hồ sơ nhập học ngành Công nghệ ô tô. Em có học lực trung bình, cảm thấy không có hứng thú với các môn học văn hóa. Vì vậy, khi được các thầy cô hướng nghiệp, em quyết định theo học trung cấp nghề. Ở địa phương, nhiều anh chị có công việc và thu nhập ổn định sau khi đi học nghề”.

Còn chị Ngô Phạm Băng Hà (tổ 5, phường Trà Bá, TP. Pleiku)-mẹ của em Ngô Hà Trung Tính thì cho hay, gia đình đăng ký cho con theo học nghề Thú y tại Trường Cao đẳng Gia Lai. “Sức học của con ở mức trung bình khá nên tôi định hướng học nghề để đỡ áp lực về điểm số, rút ngắn thời gian học và sau này có kiến thức về phụ giúp việc trang trại của gia đình. Vì vậy, tôi đăng ký cho con theo học nghề Thú y tại Trường Cao đẳng Gia Lai”-chị Hà tâm sự.

Em Ngô Hà Trung Tính (tổ 5, phường Trà Bá, TP. Pleiku) cùng người thân đăng ký hồ sơ học tại Trường Cao đẳng Gia Lai. Ảnh: N.T

Em Ngô Hà Trung Tính (tổ 5, phường Trà Bá, TP. Pleiku) cùng người thân đăng ký hồ sơ học tại Trường Cao đẳng Gia Lai. Ảnh: N.T

Hiện nay, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được quy hoạch, sắp xếp, kiện toàn với 2 trường cao đẳng, 4 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, 2 doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Nếu học sinh cảm thấy chương trình THPT nặng so với sức học của mình thì có thể đăng ký học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. Lựa chọn này giúp các em vẫn có bằng tốt nghiệp tương đương THPT mà lại giảm được gánh nặng học hành, thi cử. Nếu chỉ cần có việc làm ổn định thì học trung cấp nghề là lựa chọn phù hợp.

Thạc sĩ Nguyễn Minh Nhựt-Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai-cho biết: “Hiện nay, các trường cao đẳng và trung cấp đào tạo nghề đều có hình thức tuyển sinh tương đối đơn giản, nhanh gọn và cũng rất hiệu quả thông qua xét tuyển. Trong đó, đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS có được những lợi thế nhất định như: chỉ xét tuyển học bạ; thời gian học 2 năm; sau khi tốt nghiệp được nhà trường giới thiệu việc làm. Đặc biệt, học sinh tốt nghiệp THCS sẽ được miễn 100% học phí”.

Kết hợp giữa sở thích và năng lực

Theo số liệu thống kê của các trường nghề, tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp của học viên trong những năm gần đây là trên 85%. Học nghề giúp tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian học, nhanh chóng thành thạo nghề để gia nhập thị trường lao động ngay khi vừa đủ 18 tuổi. Việc chọn nghề là một trong những yếu tố quan trọng mang tính quyết định đối với tương lai. Tuy nhiên, ở độ tuổi 15-16, nhiều em còn bỡ ngỡ trong việc chọn nghề.

Thạc sĩ tâm lý Lê Văn Sơn-Cán bộ tư vấn hướng nghiệp Trường Cao đẳng Gia Lai-cho rằng: “Học sinh cần xác định sở thích, sở trường cũng như năng lực của bản thân để lựa chọn ngành nghề phù hợp. Cùng với đó, các em cũng nên tự định hướng nghề nghiệp chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào gợi ý, định hướng của người khác”.

Theo ý kiến của một số nhà quản lý giáo dục, công tác tư vấn, tuyển sinh và hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải hướng đến chuyên nghiệp để giúp học sinh không chỉ biết mà còn hiểu rõ về ngành nghề đào tạo.

Nhà trường phải có trách nhiệm hướng dẫn để học sinh tham khảo nhiều kênh thông tin khác nhau về ngành nghề đào tạo, nhu cầu nguồn nhân lực... Còn gia đình cũng cần lượng được sức học, năng lực và nguyện vọng của con để định hướng chọn ngành nghề phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.