Cơ sở giáo dục bàn về giải pháp thay đổi hành vi và cơ hội phát triển nghề nghiệp đối với nữ giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 17-1, tại TPHCM, Hội đồng Anh đã phối hợp với Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) tổ chức Hội thảo "Di chuyển xanh và bình đẳng giới". 

Hội thảo có sự tham dự của đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, giảng viên và sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án “Hợp tác liên ngành hướng đến cải thiện giáo dục xuyên quốc gia và bình đẳng giới trong an toàn giao thông” do Đại học Aberdeen (Vương quốc Anh) phối hợp với Đại học Giao thông Vận tải thực hiện.

Dự án được tài trợ và khởi xướng bởi Hội đồng Anh hướng đến mục tiêu tăng cường quan hệ hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam trong các vấn đề giáo dục, môi trường và thay đổi hành vi.

Bà Emily Hamblin, Tổng lãnh sự Anh tại TPHCM, cho biết, Việt Nam là một trong 5 quốc gia ưu tiên trong các dự án phát triển giáo dục toàn cầu của Vương quốc Anh.

Trong đó, 3 lĩnh vực được tập trung phát triển gồm giáo dục, phát triển bền vững và bình đẳng giới.

Toàn cảnh hội thảo diễn ra vào chiều 17-1

Toàn cảnh hội thảo diễn ra vào chiều 17-1

"Em tự tin mình có thể làm tốt việc được giao không thua các bạn là nam giới. Tuy nhiên, cơ hội nghề nghiệp hiện nay đối với nữ giới còn hạn chế. Xã hội còn có cái nhìn e ngại khi nữ giới đảm nhận vị trí quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải và kỹ thuật", Hà My bày tỏ.

TS Nguyễn Thạc Quang, Phó Giám đốc Đại học Giao thông vận tải phân hiệu tại TPHCM cho biết, trước đây nam giới chiếm đa số trong các ngành đào tạo về kỹ thuật và giao thông vận tải. Nhiều năm trở lại đây, cùng với sự thay đổi về chính sách đào tạo của các trường đại học, tỷ lệ sinh viên nữ đã tăng lên nhưng chiếm chưa đến 25% tổng số sinh viên toàn trường.

"Trên thực tế, nam giới và nữ giới đều có cơ hội nghề nghiệp như nhau ở tất cả lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội. Tôi nghĩ yếu tố quan trọng quyết định thành công của mỗi người là lòng yêu nghề và năng lực cá nhân, không nên có suy nghĩ ngành nghề nào đó chỉ phù hợp với một trong hai giới", TS Nguyễn Thạc Quang bày tỏ.

Đại diện các trường đại học, diễn giả chia sẻ tại phiên thảo luận tại hội thảo

Đại diện các trường đại học, diễn giả chia sẻ tại phiên thảo luận tại hội thảo

Theo TS. Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thông tin, trong các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia, các bộ ngành dành nhiều quan tâm đến vấn đề giao thông vận tải.

Trong khi đó, theo thống kê của cơ quan quản lý, hiện nay vận tải công cộng chiếm chưa đến 10% các phương thức đi lại của người dân. Kết quả này thể hiện sự mất cân đối về cơ cấu phương tiện đi lại của người dân và cần được thay đổi trong thời gian tới.

Đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng, thế hệ trẻ chính là những người có vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững trong xã hội như sử dụng phương tiện di chuyển xanh (cung cấp năng lượng từ các nhiên liệu thay thế hoặc công nghệ tiên tiến như xe điện, xe chạy bằng pin nhiên liệu, khí nén...).

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.