Hậu sa bẫy "việc nhẹ lương cao": Canh cánh nỗi lo cơm áo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau những phút giây vui mừng khi được trở về quê hương đoàn tụ với người thân, nhiều nạn nhân từng sa bẫy “việc nhẹ lương cao” bên kia biên giới đang đối mặt với không ít khó khăn trong cuộc sống. Trong đó, nỗi lo lớn nhất là loay hoay tìm việc làm sau khi hồi hương và cả những khoản nợ đang “treo” trên đầu.
Chị V.T.T.N. (làng Riêng, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông) gọi điện cảm ơn Báo Gia Lai vì sau bài viết phản ánh, chồng chị đã được cơ quan chức năng giải cứu thành công. “Từ những thông tin quý báo đăng tải, cơ quan chức năng của Việt Nam và Campuchia đã lần ra dấu vết, giải cứu chồng tôi thành công. Tuy không phải nộp một số tiền lớn để chuộc người nhưng tôi cũng phải vay mượn để gửi vào cho anh ấy giải quyết thủ tục pháp lý và mua vé xe đò về Gia Lai. Thế nên, nợ chồng nợ. Tới đây, 2 vợ chồng sẽ cố gắng làm để trả nợ và nuôi con ăn học”-chị N. chia sẻ.
Ở làng Kloong (xã Ia O, huyện Ia Grai), cuộc sống của gia đình 7 nạn nhân từng sa bẫy việc làm ở Campuchia cũng chồng chất khó khăn. Trong căn bếp tuềnh toàng, bà Puih Bil đang sửa soạn bữa trưa của gia đình với cơm trắng ăn kèm quả đậu luộc nguyên vỏ và 1 hộp nhựa đựng nước mắm giã với ớt. Bà bộc bạch: “Nhà nghèo, chỉ ăn như này thôi. Vì nghèo nên Phú mới bị lừa qua Campuchia làm. May mắn là cháu được giải cứu chứ không phải chuộc bằng tiền. Từ khi được giải cứu đến nay, cháu ở nhà, lo phụ mình làm nương, không dám đi làm xa nữa”.
Puih Phú và Puih Thái đổi công làm rẫy cho nhau. Ảnh: Hoành Sơn
Puih Phú và Puih Thái đổi công làm rẫy cho nhau. Ảnh: Hoành Sơn
Trong lúc chúng tôi đang trò chuyện với bà Bil thì Puih Phú (SN 2006) và Puih Jối (SN 2004) đi làm về. “Từ ngày được giải cứu đến nay, bọn em rút được kinh nghiệm xương máu, không dám đi làm ăn xa nữa. Hôm nào không làm việc nhà cho gia đình thì đi làm thuê với giá 200-300 ngàn đồng/ngày. Em đang cố làm để trả nợ tiền chuộc là 68 triệu đồng. Có điều, nhà nghèo và mẹ em hay đau nên chẳng dư được mấy, không biết khi nào mới trả hết nợ”-Puih Jối chia sẻ.
Hay tin có người đến thăm, anh Puih Thái (SN 1994) vội từ rẫy trở về nhà. Anh Thái kể: “Ở bên đó bị họ đánh đập, nhịn đói nhiều quá nên bị ám ảnh đến nỗi đêm ngủ còn thường xuyên mơ thấy. Giờ thì đang cố làm lụng để có tiền trả nợ. Hôm được giải cứu về, Bộ đội Biên phòng có hỗ trợ 20 triệu đồng để trả bớt, hiện còn nợ tới 70 triệu đồng. Mấy tháng nay đi làm thuê, tôi cũng dành dụm được một ít tiền rồi”. 
Gánh nặng cơm áo, nợ nần đè nặng lên những gia đình nạn nhân từng bị lừa qua biên giới làm việc. Ảnh: Hoành Sơn
Gánh nặng cơm áo, nợ nần đè nặng lên những gia đình nạn nhân từng bị lừa qua biên giới làm việc. Ảnh: Hoành Sơn
Ông Ksor Tuâng-Phó Chủ tịch UBND xã Ia O-cho biết: Sau 7 trường hợp ở làng Kloong thì xã không còn trường hợp nào khác sập bẫy “việc nhẹ lương cao” xứ người. Một số người đi vào miền Nam làm công nhân ở các công ty đều đến UBND xã làm các loại giấy tờ liên quan. 7 công dân ở làng Kloong bị lừa đảo qua biên giới làm việc đều thuộc diện khó khăn, ít đất canh tác, chúng tôi đã vận động họ vào làm công nhân ở các công ty cao su đứng chân trên địa bàn nhưng chưa ghi nhận trường hợp nào đi làm. Mới đây, Trường Cao đẳng Gia Lai có tuyển sinh, chúng tôi cũng đã thông báo cho 7 công dân. Có điều, họ không đủ điều kiện để được đi học. Thời gian tới, nếu huyện tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, xã sẽ tạo điều kiện cho các trường hợp trên để giúp họ có thu nhập vừa trả nợ số tiền vay mượn chuộc thân cũng như cải thiện cuộc sống.
HOÀNH SƠN

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.