Hạnh phúc bình thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Có những người để sống cuộc đời bình thường, họ phải nỗ lực vượt qua sự khác thường của giới tính từ khi sinh ra. Nhưng dù ở giới tính nào, họ luôn khao khát được sống thật với chính con người mình, được chấp nhận và tôn trọng, được làm việc và cống hiến.

Hạnh phúc của Y Ploi

Y Ploi (SN 1984) là con đầu trong gia đình có 9 anh chị em, gia đình thuộc diện nghèo nhất làng. Khi sinh đứa con đầu lòng, cha mẹ vui mừng vì ngỡ sinh được một bé gái. Đến tuổi dậy thì, Y Ploi ngày càng nhận ra mình không giống ai.

Anh kể: “Đến khoảng năm học lớp 7, lớp 8, tôi vỡ giọng và ngoại hình hoàn toàn là nam giới. Tôi cũng để ý các bạn nữ trong lớp như một người con trai. Trong khi ngoại hình lẫn tâm lý dần hoàn thiện là nam thì giới tính sinh học lại là nữ. Tôi rất sợ mỗi khi phải đi vệ sinh. Các bạn nữ thấy tôi liền xua đuổi vì rõ ràng tôi là nam. Nhưng, vào nhà vệ sinh nam thì tôi không giống mọi người. Lúc đó, tôi rất hoang mang, lo lắng.

Anh Y Ploi và bé H’thương. Ảnh: H.N

Anh Y Ploi và bé H’thương. Ảnh: H.N

Y Ploi đi qua những mùa trai gái yêu nhau trong nỗi khao khát rất con người nhưng luôn phải kìm nén. Bù lại, năng khiếu nghệ thuật của anh ngày càng bộc lộ. Nhạc sĩ Nguyễn Cường trong một lần về Gia Lai tình cờ nghe Y Ploi đàn hát đã đứng ra bảo lãnh để anh được đặc cách vào Khoa Sư phạm Thanh nhạc, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Anh chia sẻ: “Đúng 20 năm trước, tôi tốt nghiệp sư phạm thanh nhạc. Nhiều nơi mời về dạy nhạc nhưng không hiểu sao tôi chỉ muốn được trở về làng để dạy nhạc cho trẻ em. Làng vẫn còn rất nghèo, là nơi tôi có những ký ức buồn thời niên thiếu. Nhưng tôi vẫn muốn trở về để làm cái gì đó cho quê hương”.

Trở về, anh không nhìn vào những khiếm khuyết của mình để bất an hay dằn vặt như thời mới lớn. Anh đã được “cởi trói” tư tưởng sau một vài lần đi Thái Lan để tìm kiếm giải pháp hỗ trợ cho vấn đề của mình.

Anh kể: “Tôi từng trải qua 1 lần phẫu thuật nhưng chỉ cải thiện được chút ít sự bất tiện. Trong y học, họ gọi trường hợp như tôi là Q+. Q là chữ viết tắt của Queer, thuật ngữ để chỉ những người chưa xác định chắc chắn xu hướng tình dục, có thể thuộc bất cứ giới nào. Dấu “+” được sử dụng để biểu thị tất cả xu hướng tình dục và bản dạng giới không giống với bất kỳ dạng nào được đề cập ở trên”.

Cả 2 lần gặp Y Ploi, hình ảnh của anh đều gắn với những đứa con nuôi. Đó là lần anh dẫn con trai nuôi Kpă Jun tham gia cuộc thi tìm kiếm tài năng “nhí”, lưng địu bé H’thương say ngủ trên lưng. Một lần khác, khi thăm nhà Y Ploi ở làng Bong Phrâo (xã An Phú, TP. Pleiku) vừa lúc anh trở về từ lớp dạy nhạc miễn phí ở làng Phung (xã Biển Hồ). Cô bé H’thương đang chơi với bạn thấy Y Ploi liền chạy nhào tới, dụi mớ tóc xoăn mỏng như tơ vào ngực cha.

Anh kể về H’thương: “Một lần, tôi đi làm về trên đường Cách Mạng Tháng Tám (TP. Pleiku) thì nhặt được một bé gái, chỉ nặng 1,3 kg. Tôi báo với chính quyền và làm thủ tục nhận nuôi bé, đặt tên là H’thương. Mẹ tôi thấy bé nhỏ quá chỉ biết than trời, sợ khó chăm sóc. Nhưng trời thương, nay con đã lớn lên rất khỏe mạnh. Tôi luôn tin rằng, con người sống có tình thương thì sẽ có tất cả”.

Giờ đây, Y Ploi tìm thấy sự bình yên trong những việc thường ngày như mở lớp dạy nhạc miễn phí cho trẻ em nghèo trong làng và ở làng Phung. Lớp dạy đàn miễn phí của anh duy trì suốt nhiều năm nay. Anh chơi được nhiều loại nhạc cụ từ truyền thống đến hiện đại nên nhiều người chủ động tới xin học cho con. Với lớp học này, anh có thu học phí để có thêm tiền chăm lo cho các con.

“Chỉ cần đi làm về nhìn thấy con, được chúng sà vào lòng và nói yêu mình, bao nhiêu mệt nhọc, áp lực cuộc sống của tôi tan biến hết. Tôi thấy hạnh phúc với những điều bình thường như vậy”-anh Y Ploi trải lòng.

Khao khát cuộc sống bình thường

Cũng mang những khác biệt về giới tính, nhưng đến năm 24 tuổi, V.H. (SN 1991) mới đủ can đảm công khai điều đó với gia đình. H. cho biết: Mặc dù là nữ nhưng ngay từ nhỏ, chị đã thích che chở cho các bạn nữ trong lớp, thích được đóng vai hoàng tử, siêu nhân. Nhờ đọc nhiều nên chị sớm nhận thức về sự khác biệt giới tính của bản thân.

Chấp nhận chính con người mình và luôn sống tích cực, H. luôn khẳng định bản thân bằng giá trị mình mang lại. Hiện chị là phó trưởng phòng kinh doanh một đơn vị kinh tế.

Dù không thể làm cha nhưng anh Y Ploi có tới 7 đứa con nuôi và dành hết tình thương cho con. Ảnh: Hoàng Ngọc

Dù không thể làm cha nhưng anh Y Ploi có tới 7 đứa con nuôi và dành hết tình thương cho con. Ảnh: Hoàng Ngọc

Những người như H. được gọi là Lesbian (đồng tính nữ) trong cộng đồng LGBTQ+. Đây là cụm từ viết tắt của các từ: Lesbian-đồng tính nữ, Gay-đồng tính nam, Bisexual-người song tính/lưỡng tính, Transgender-người chuyển giới, Queer-có thể thuộc bất cứ giới nào. Dấu “+” được hiểu là còn nhiều nhóm khác trong cộng đồng như intersex (liên giới tính), non-binary (phi nhị nguyên giới)...

V.H. chia sẻ: “Những năm gần đây, nhờ truyền thông đề cập rất nhiều tới cộng đồng LGBTQ+ giúp tôi có cái nhìn rộng hơn về thế giới của mình, thấy mình bình thường chứ không phải bất thường. Mình trở thành bất thường trong mắt mọi người chỉ vì mình là số ít. Và nhiều người do thiếu thông tin về cộng đồng LGBTQ+ nên chưa có sự đồng cảm, thấu hiểu.

Những người sinh ra với giới tính bình thường đã là một điều hạnh phúc. Còn những người trong cộng đồng LGBTQ+ muốn hạnh phúc lại chỉ cần được xem là bình thường. Vì vậy mà họ chỉ mong cộng đồng cởi mở, không có sự kỳ thị”.

Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược Việt Nam (VESS), cộng đồng đồng tính luyến ái và chuyển giới (LGBTQ+) tại Việt Nam ước tính khoảng 9-11% dân số. Như vậy, cứ 100 triệu dân thì có 9-11 triệu người thuộc cộng đồng LGBTQ+. Liên hợp quốc cũng chọn ngày 17-5 hàng năm là “Ngày quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới”.

Từ năm 2014, Việt Nam cũng đã bỏ quy định phạt tiền với những người hôn nhân đồng giới. Điều 16 Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó, cộng đồng LGBTQ+ tại Việt Nam cũng có quyền bình đẳng.

H. bày tỏ: “Tôi hy vọng tình yêu của cộng đồng LGBTQ+ sẽ được tôn trọng. Xa hơn, mong muốn một đạo luật hợp pháp hôn nhân đồng giới, không ai bị phân biệt đối xử mà cộng đồng này cần được chấp nhận là bình thường để sống một cuộc đời bình thường”.

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.