Hàng giả, hàng nhái vẫn trôi nổi trên thị trường Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong tháng 8 và đầu tháng 10 vừa qua, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã tịch thu và tiêu hủy hơn 11 tấn hàng hóa vi phạm với tổng trị giá trên 925 triệu đồng. Thực tế đó cho thấy tình hình mua bán, vận chuyển hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp.
 


Kiểm tra các mặt hàng trọng điểm

Từ đầu năm đến nay, lực lượng Quản lý Thị trường đã phát hiện và xử lý 877 vụ vi phạm với số tiền phạt hơn 4,5 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về giá, bao bì nhãn mác, an toàn thực phẩm…

Ông Đinh Văn Hà-Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường tỉnh-cho biết: Từ đầu năm đến nay, lực lượng Quản lý Thị trường đã phát hiện rất nhiều vụ việc vi phạm về hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như: linh kiện máy tính, mực in giả nhãn hiệu HP và Canon; linh kiện xe máy giả nhãn hiệu Honda và Yamaha; dầu nhờn giả nhãn hiệu Honda; hàng quần áo, túi xách, giày dép, nước hoa giả các nhãn hiệu Burberry, Chanel, Dior, Louis Vuitton…; kinh doanh hàng cấm là quân phục của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam; mua bán thuốc lá, mỹ phẩm, phân bón nhập lậu; mua bán, vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ…

“Ngoài việc kinh doanh tại các điểm bán hàng cố định, môi trường kinh doanh trên mạng xã hội cũng bị các đối tượng lợi dụng hoạt động phi pháp nhằm thu lãi bất chính”-ông Hà thông tin.

 Lực lượng chức năng kiểm đếm hàng hóa vi phạm tại kho đông lạnh ở hẻm 63 Tuệ Tĩnh (phường Ia Kring, TP. Pleiku). Ảnh: Vũ Thảo
Lực lượng chức năng kiểm đếm hàng hóa vi phạm tại kho đông lạnh ở hẻm 63 Tuệ Tĩnh (phường Ia Kring, TP. Pleiku). Ảnh: Vũ Thảo


Ông Phạm Trí Thức-Đội trưởng Đội Quản lý Thị trường số 1 thông tin thêm: “Việc buôn bán, vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc ngày càng phức tạp, gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Đầu tháng 9 vừa qua, chúng tôi phát hiện và xử lý hơn 1,3 tấn thịt động vật, hải sản, nội tạng gia cầm đông lạnh các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại một kho hàng đông lạnh ở hẻm 63 Tuệ Tĩnh (tổ 6, phường Ia Kring, TP. Pleiku). Đây là vụ xử lý vi phạm về hàng thực phẩm đông lạnh lớn nhất trên địa bàn tỉnh từ trước đến nay”.

Theo nhận định của ông Đinh Văn Hà, trên thực tế, có rất nhiều loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng được mua bán trôi nổi ngoài thị trường rồi tập trung về một đầu mối để di chuyển đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa bán cho người dân hoặc nhập cho các nhà hàng, quán ăn.

Tăng cường kiểm soát thị trường cuối năm

Ngoài hoạt động kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch, lực lượng Quản lý Thị trường còn tăng cường kiểm tra đột xuất dựa trên nguồn tin báo của người dân cũng như quá trình trinh sát. Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường tỉnh, ngay từ đầu năm, đơn vị đã xây dựng kế hoạch triển khai theo từng thời điểm khác nhau.

“Chúng tôi yêu cầu các đội tăng cường theo dõi giám sát địa bàn, giám sát chặt chẽ những kho chứa hàng lớn, những đầu nậu để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm. Với những nơi có điểm tập kết hàng hóa bán vào dịp cuối năm thì yêu cầu các đội kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý vi phạm”-ông Hà cho biết.

Dịp cuối năm, dự báo nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng cao. Do đó, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có thể tiếp tục gia tăng. Vì vậy, Cục Quản lý Thị trường đang tập trung các nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo của cấp trên đối với các mặt hàng thiết yếu, lĩnh vực trọng điểm, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường.

Trong đó, có kế hoạch cụ thể để kiểm tra các mặt hàng thuốc lá ngoại nhập lậu, xăng dầu, thực phẩm, nước giải khát, hàng điện tử, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em, hàng may mặc… Bên cạnh đó, tiếp tục tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành tại các huyện, thị xã, thành phố theo yêu cầu của cấp trên; chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định.

VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Toyota Avanza Premio sở hữu diện mạo mạnh mẽ và năng động

Toyota Avanza Premio 2022: Xe cho người tiết kiệm, giá trên 617 triệu đồng

(GLO)- Toyota Avanza Premio là mẫu MPV nhập khẩu từ Indonesia, được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm DNGA của Daihatsu, mang đến một sự thay đổi mạnh mẽ trong thiết kế ngoại và nội thất. Xe sở hữu hai tùy chọn cấu hình là số sàn MT giá hơn 617 triệu đồng và CVT giá trên 617 triệu đồng.

GAC M6 Pro-Sự lựa chọn MPV giá dưới 1 tỷ đồng dành cho gia đình đông người

GAC M6 Pro-Sự lựa chọn MPV giá dưới 1 tỷ đồng dành cho gia đình đông người

(GLO)- Tại triển lãm ôtô Việt Nam 2024 (VMS 2024) ở TP. Hồ Chí Minh, GAC giới thiệu mẫu MPV GAC M6 Pro với hai phiên bản GL và GS. Đây là dòng MPV nhập khẩu từ Trung Quốc với thiết kế vuông vức và tiện ích hiện đại, hứa hẹn là một lựa chọn hấp dẫn trong phân khúc MPV có giá dưới 1 tỷ đồng.

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

(GLO)- Suzuki Ertiga 2022 là một trong những mẫu MPV cỡ nhỏ phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở phân khúc xe gia đình. Với động cơ hybrid nhẹ, Suzuki Ertiga không chỉ mang lại khả năng vận hành ổn định mà còn tiết kiệm nhiên liệu vượt trội so với các mẫu xe cùng phân khúc.