Hà Đông tích cực trồng rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hà Đông là xã đặc biệt khó khăn của huyện Đak Đoa. Toàn xã có 872 hộ (hầu hết là người Bahnar) thì tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,1%, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt hơn 10 triệu đồng/năm. Đời sống kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào lâm nghiệp, trồng mì, lúa rẫy nhưng do phương thức canh tác còn lạc hậu nên rất khó khăn. Để khai thác thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, tận dụng nguồn đất đai rộng lớn (tổng diện tích tự nhiên của xã là hơn 19.810 ha), cuối năm 2016, Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết về chuyển đổi đất trống, đồi núi trọc, đất trồng mì bạc màu sang trồng cây keo lai.
 

Người dân xã Hà Đông trồng keo lai xen trong rẫy lúa. Ảnh: L.N
Người dân xã Hà Đông trồng keo lai xen trong rẫy lúa. Ảnh: L.N

Ông Prôn là một trong 28 hộ dân làng Kon Jôt (xã Hà Đông) đăng ký trồng rừng năm 2017 với diện tích khoảng 1,7 ha. Ông cho hay: Trước đây, người dân trong làng đều có nhiều mảnh rẫy để canh tác luân phiên. Rẫy này bạc màu thì chuyển sang rẫy khác. Nay được cán bộ xã hướng dẫn và được huyện hỗ trợ cây giống keo lai để trồng, bà con  rất vui. “Đất bây giờ không phải bỏ hoang nữa mà mình nhận keo lai về trồng, sau vài năm là có thu hoạch bán lấy tiền”-ông Prôn nói.

Tương tự, năm nay, làng Kon Nak có 79 hộ đăng ký trồng rừng bằng cây keo lai,  diện tích gần 50 ha. Hiện người dân đã nhận 116.700 cây keo lai giống và đã trồng trên những diện tích đất hoang hóa, đất trống và trồng xen trong rẫy mì, lúa. Ông Huiuh (một người dân làng Kon Nak) cho biết: “Gia đình tôi có hơn 1,5 ha đất trồng mì và lúa rẫy, nay tôi đăng ký nhận giống cây keo lai về trồng xen trong đó. Sau khi xã vận động trồng rừng trên đất rẫy bỏ hoang hay trồng xen trong đất lúa rẫy, đất mì, bà con trong làng tham gia rất tích cực và hy vọng sau 3-5 năm có nguồn thu nhập từ cây keo lai mang lại”.

Xác định trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và dần thay đổi phương thức canh tác “du canh”, giúp người dân phát triển kinh tế, xã Hà Đông đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia. Theo số liệu thống kê, đến nay, toàn xã đã trồng rừng tập trung được 268 ha. Trong đó, từ chương trình hỗ trợ giống keo lai có 214 hộ dân đăng ký trồng 168 ha; từ nguồn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã hỗ trợ 110 ngàn cây giống keo lai cho 50 hộ và đã trồng được 50 ha; người dân làng Kon Pơ Dram liên kết với Công ty Hoàng Kim Tây Nguyên trồng keo lai được 50 ha... Ngoài ra, người dân trên địa bàn còn tự bỏ tiền ra mua giống bời lời để trồng rừng phân tán hơn 80 ha.

Ông Lương Minh Thiện-Bí thư Đảng ủy xã Hà Đông, cho biết: “Người dân còn nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn nên chúng tôi xác định để giúp bà con phát triển kinh tế thì phải tập trung hỗ trợ chuyển đổi cây trồng. Với đặc điểm là xã vùng sâu, vùng xa, người dân chủ yếu canh tác trên đất nương rẫy và vẫn còn tập quán “du canh” nên  để ổn định sản xuất, hạn chế phá rừng hoặc bỏ đất nương rẫy, đất trống, đất bạc màu hoang hóa, chúng tôi đã triển khai vận động nhân dân thay đổi phương thức canh tác chuyển qua trồng rừng sản xuất”.

Sau khi chính quyền địa phương vận động, tuyên truyền và được sự hỗ trợ cây giống của huyện, người dân đã mạnh dạn đăng ký tham gia trồng rừng. Việc trồng rừng đã trở thành phong trào sôi nổi, được nhân dân đồng thuận. Đây thực sự là một thành công trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số. Trồng cây keo lai và cây bời lời rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và trình độ canh tác của người dân. “Hy vọng sự thay đổi này sẽ giúp người dân ổn định cuộc sống, tăng thêm thu nhập và có thể sống được nhờ rừng. Ý thức của nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng từ đó cũng sẽ nâng lên”-ông Thiện tin tưởng.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.