Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã lan tỏa sâu rộng tại xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trong số đó, ông Lương Bích Ngọc-Hội viên Chi hội Nông dân thôn Thanh Bình là điển hình tiêu biểu.

2gh.jpg
Ông Lương Bích Ngọc chăm sóc vườn xoài Đài Loan của gia đình. Ảnh: G.H

30 năm trước, ông Ngọc quyết định cùng vợ con rời quê hương Tuyên Quang để vào lập nghiệp tại xã Uar. Ông thuê đất trồng mì, nuôi bò, sống tằn tiện từng ngày với kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng trên vùng đất mới. “Năm nào được mùa, tôi để dành từng đồng mua đất sản xuất; gặp năm mất mùa thì vợ chồng lại gồng gánh vượt qua”-ông Ngọc chia sẻ.

Đến nay, ông đã sở hữu hơn 5 ha đất sản xuất, duy trì đàn bò gần 10 con và mở cửa hàng tạp hóa để tăng thu nhập. Gia đình ông không chỉ vươn lên khá giả mà còn từng bước ổn định cuộc sống trong điều kiện sản xuất khắc nghiệt của vùng đất Krông Pa.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông Ngọc chịu khó học hỏi và luôn đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ông tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, hội thảo do Hội Nông dân xã tổ chức; đồng thời, tham quan các mô hình kinh tế hiệu quả để áp dụng vào thực tế vườn rẫy của mình.

“Năm 2024, tôi đầu tư trồng 5 ha mì, thuốc lá. Trước đó, năm 2021, nhận thấy giống xoài Đài Loan dễ trồng, ít sâu bệnh và hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương, tôi chuyển hơn 1 ha đất trồng cây ngắn ngày không hiệu quả sang trồng xoài. Giá cả không cao nhưng nhờ canh tác hợp lý, gia đình thu nhập đều đặn 200-400 triệu đồng mỗi năm sau khi trừ chi phí đầu tư”-ông Ngọc vui vẻ cho hay.

1giahung.jpg
Vườn xoài Đài Loan của gia đình ông Lương Bích Ngọc bắt đầu cho thu hoạch. Ảnh: G.H

Điều khiến người dân địa phương nể phục ông Ngọc không chỉ là sự thành công trong sản xuất, mà còn bởi tấm lòng sẵn sàng sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn. Với ông, giúp người khác cùng vượt khó không chỉ là trách nhiệm mà là niềm vui.

Ông đã từng cho hàng chục hộ nghèo vay vốn không lấy lãi, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thậm chí trực tiếp tìm mối tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Những việc làm ấy diễn ra âm thầm, không phô trương nhưng ai trong thôn cũng biết và trân trọng.

Anh Ksor Kôi cho hay: “Gia đình tôi trước kia rất khó khăn, đất ít, vốn không có. Ông Ngọc cho vay tiền, không lấy lãi, rồi còn hướng dẫn tôi cách nuôi bò, trồng mì. Nhờ đó mà gia đình tôi từng bước thoát nghèo, có cuộc sống ổn định hơn”.

Không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ cá nhân, ông Ngọc còn là người tiên phong tham gia các phong trào của địa phương. Ông hiến đất làm đường giao thông nông thôn, đóng góp kinh phí xây dựng các công trình công cộng, hỗ trợ Quỹ Khuyến học và hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó. Với ông, sự phát triển của cộng đồng cũng chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững của mỗi gia đình.

Nhận xét về hội viên của mình, ông Giang Văn Trường-Chủ tịch Hội Nông dân xã Uar-cho biết: Anh Lương Bích Ngọc là một trong những hội viên tiêu biểu của xã. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn tích cực tham gia các phong trào, hiến đất làm đường giao thông, hỗ trợ hội viên khó khăn phát triển sản xuất.

Năm 2024, anh được bình xét là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện. Sự nỗ lực vươn lên trở thành điển hình trong phát triển kinh tế của gia đình anh Ngọc đã góp phần lan tỏa tinh thần vượt khó, làm giàu chính đáng trong cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null