Phụ nữ Jrai vượt khó làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ cần cù, chịu khó, nhiều phụ nữ Jrai ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã vượt qua khó khăn để làm giàu với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Với mong muốn cải thiện đời sống gia đình, chị Rô H’Beo-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng) đã thay đổi phương thức sản xuất, chuyển đổi cây trồng phù hợp.

Gia đình chị H’Beo có 6 sào đất trồng lúa. Do địa thế cao, thiếu nước tưới nên chị chỉ sản xuất được 1 vụ lúa rẫy. Năm 2020, thôn Sô Ma Hang B triển khai xây dựng cánh đồng lúa lớn, chị H’Beo bàn với chồng thuê máy múc san ủi để đưa nước về ruộng. Từ đó, khu đất của gia đình chị được chuyển sang canh tác lúa nước 2 vụ.

Xã Ia Peng phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật và đưa giống lúa TH6 vào gieo trồng. Áp dụng theo quy trình, năm 2021, vụ lúa đầu tiên của gia đình chị H’Beo đạt năng suất 9 tạ/sào.

Sau khi tích lũy được ít vốn, chị Rô H’Beo mua 2 ha đất để trồng mì. “Gia đình quyết định trồng giống mì KM94 xen cây điều để tăng hiệu quả trên cùng một đơn vị diện tích.

Nhờ được tham gia tập huấn và học hỏi kinh nghiệm nên rẫy mì được chăm sóc đúng cách, sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất ổn định. Mỗi vụ, gia đình tôi thu về trên 100 triệu đồng từ cây mì và điều.

Ngoài trồng 2 ha mì, 6 sào lúa nước, gia đình còn chăn nuôi 7 con bò sinh sản. Năm 2020, tổng đàn bò là 12 con, vợ chồng tôi bán đi 10 con được 85 triệu đồng. Gia đình đã làm được căn nhà trị giá trên 300 triệu đồng. Với 2 con bò để lại, sau gần 5 năm chăm sóc, đến nay đã nhân đàn lên 7 con”-chị H’Beo chia sẻ.

gia-dinh-chi-ro-hbeo-bi-thu-chi-bo-kiem-truong-thon-so-ma-hang-xa-ia-peng-lam-giau-nho-thay-doi-nep-nghi-cach-lam-anh-dinh-yen.jpg
Gia đình chị Rô H’Beo-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Sô Ma Hang, xã Ia Peng làm giàu nhờ thay đổi nếp nghĩ cách làm. Ảnh: Đ.Y

Với vai trò là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, chị H’Beo luôn tích cực tuyên truyền, vận động và hỗ trợ bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình.

“Thôn Sô Ma Hang B có 157 hộ, trong đó có 20 hộ nghèo và cận nghèo. Để giúp các hộ này, tôi thường xuyên động viên, khích lệ và trao đổi kinh nghiệm lao động sản xuất. Cùng với đó, tôi còn chia sẻ kinh nghiệm nuôi con khỏe dạy con ngoan”-chị H’Beo cho hay.

Làm giàu nhờ chi tiêu hợp lý

Chị Siu H’Minh (làng Plei Ring Đáp, xã Ayun Hạ) cho biết: Năm 1989, chị lập gia đình. Cuộc sống trở nên chật vật khi 5 đứa con lần lượt ra đời, trong khi nhà chỉ có 1 ha đất trồng mì, 3 sào lúa rẫy của bố mẹ để lại.

“Năm 2015, tôi đổi mì lấy 1 con bò để phát triển chăn nuôi, đồng thời cải tạo 3 sào lúa rẫy để làm lúa nước. Khi dẫn được nước vào ruộng, 3 sào đất chuyển sang sản xuất lúa 2 vụ với giống mới TH6.

Vụ đầu tiên trồng lúa nước vào năm 2016, gia đình tôi thu về 2,7 tấn lúa. Nhờ tiết kiệm, sau 2 vụ, gia đình tích lũy được 1,7 tấn lúa, bán đi được 13 triệu đồng, mua 2 con bò sinh sản về nuôi”-chị H’Minh kể.

Với sự cần cù, chịu thương chịu khó và biết cách tiết kiệm chi tiêu, từ 1 ha đất trồng mì ban đầu, đến nay, gia đình chị H’Minh đã sở hữu 5 ha mì, 3 ha mía và 3 ha lúa nước. Từ 2 con bò sinh sản nuôi năm 2016 đã nhân đàn được 13 con bò.

Năm 2023, chị mua 1 máy cày trị giá 120 triệu đồng để phục vụ sản xuất của gia đình và đi cày thuê cho bà con trong vùng. Sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu về 400 triệu đồng/năm.

Năm 2024, vợ chồng chị đã sửa sang lại căn nhà trị giá hơn 300 triệu đồng; đồng thời mua xe công nông, xe máy phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của gia đình.

chi-siu-hminh-bia-trai-plei-ring-dap-xa-ayun-ha-cung-can-bo-thon-xa-tham-ruong-lua-anh-dinh-yen.jpg
Chị Siu H’Minh (bìa trái; làng Plei Ring Đáp, xã Ayun Hạ) thăm ruộng lúa của gia đình. Ảnh: Đ.Y

Bà Ksor H’Yêp-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Plei Ring Đáp-cho hay: “Gia đình chị Siu H’Minh là tấm gương tiêu biểu của làng. Đặc biệt, chị còn giúp đỡ lúa gạo cho một số chị em và bà con có hoàn cảnh khó khăn trong làng”.

Trao đổi với P.V, bà Phạm Thị Soa-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Phú Thiện-thông tin: Nhờ cần cù, chịu khó và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gần 500 hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện đã đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập từ 100 đến 500 triệu đồng/năm, trong đó có 45% là hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null