Giới thiệu, chia sẻ Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nằm trong chuỗi Online Webinar của Mạng lưới sinh quyển Việt Nam, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng vừa tham gia thuyết trình trực tuyến giới thiệu, chia sẻ sáng kiến SaFe về bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rừng.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) hiện có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng bậc nhất Việt Nam. Theo đó, Khu dự trữ có khoảng 87 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát, 58 loài lưỡng cư, 321 loài côn trùng và nhiều nhóm động vật khác đã được ghi nhận. Hệ sinh thái rừng tại khu sinh quyển còn tương đối nguyên vẹn với nhiều loại rừng đặc trưng như: rừng kín, rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim, rừng tre và rừng trồng...

Trồng thử nghiệm sâm Hàn Quốc dưới tán rừng Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Chi cục Kiểm lâm cung cấp

Trồng thử nghiệm sâm Hàn Quốc dưới tán rừng Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Chi cục Kiểm lâm cung cấp

Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng phối hợp với các sở, ngành liên quan cùng các địa phương tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá, kết nối, bảo tồn đa dạng sinh học bằng nhiều hình thức đến người dân trong nước và thế giới. Đặc biệt, giới thiệu tiềm năng, lợi thế của Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng đến 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.

Ban Thư ký Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng giới thiệu, quảng bá bằng hình thức trực tuyến đến 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Diệp

Ban Thư ký Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng giới thiệu, quảng bá bằng hình thức trực tuyến đến 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Diệp

Hiện nay, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng đang triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024 đã được phê duyệt; tham mưu UBND tỉnh, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam các vấn đề liên quan đến hoạt động của Khu dự trữ. Tổ chức cuộc thi thiết kế biểu tượng và khẩu hiệu về Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng. Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Kon Hà Nừng Gia Lai” cho các sản phẩm dịch vụ du lịch. Tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam…

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.