Khai thác lợi thế vùng lõi cao nguyên Kon Hà Nừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việc UNESCO công nhận cao nguyên Kon Hà Nừng là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã mở ra cơ hội đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng “tăng trưởng xanh” gắn với quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
Lợi thế vùng lõi
Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng được khoanh vùng thành 3 khu chức năng gồm 2 vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; vùng đệm và vùng chuyển tiếp (một phần diện tích của thị xã An Khê và 5 huyện: Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Păh và Đak Pơ). Đặc biệt, vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển này là những khoảnh rừng nguyên sinh, thảm thực vật, hệ thống hồ, suối đa dạng cùng hệ động-thực vật phong phú, tạo nên tổng thể các hệ sinh thái rừng nhiệt đới còn lại của vùng Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Đoàn công tác của tỉnh khảo sát tại thác 50, huyện Kbang. Ảnh: Quang Tấn
Đoàn công tác của tỉnh khảo sát tại thác 50, huyện Kbang. Ảnh: Quang Tấn
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích 41.913,78 ha với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều loài cây quý hiếm, đường kính lớn, các loài động vật hoang dã nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Các loài động-thực vật ở đây rất đa dạng, phong phú với khoảng 1.754 loài thực vật bậc cao; 91 loài thực vật bậc thấp; 87 loài thú; 326 loài chim; 77 loài bò sát cùng nhiều loài thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Ông Ngô Văn Thắng-Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-nhận định: Việc được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã mở hướng phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch được cung ứng từ hệ sinh thái môi trường rừng như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, trải nghiệm gắn với quản lý bền vững tài nguyên rừng… qua đó tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, dựa vào cộng đồng.
“Việc HĐND tỉnh thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư phát triển rừng bền vững Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã tạo điều kiện để đơn vị từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật; thiết lập các tour, tuyến du lịch đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của du khách. Đặc biệt là các hoạt động huy động, tiếp cận nguồn lực quốc tế và quốc gia, cơ hội thu hút các dự án đầu tư để thực hiện chương trình, dự án về hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, các giá trị văn hóa; khai thác các tiềm năng, lợi thế về du lịch nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn”-ông Thắng khẳng định.
Trải rộng trên diện tích hơn 413.511 ha, cao nguyên Kon Hà Nừng sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ cùng nhiều thắng cảnh, phù hợp với hình thức du lịch sinh thái. (ảnh đơn vị cung cấp)
Trải rộng trên diện tích hơn 413.511 ha, cao nguyên Kon Hà Nừng sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ cùng nhiều thắng cảnh, phù hợp với hình thức du lịch sinh thái. (Ảnh đơn vị cung cấp)
Trong khi đó, ông Trịnh Viết Ty-Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng-cho biết: Tỉnh định hướng sẽ giao toàn bộ diện tích rừng của Công ty TNHH một thành viên Trạm Lập và Đak Rong về cho đơn vị quản lý, đồng thời chuyển toàn bộ phần diện tích này thành rừng đặc dụng. Đi kèm với đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học sẽ được triển khai tốt hơn. “Bên cạnh nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ, giám sát đa dạng sinh học đối với những loài động-thực vật quý hiếm, chúng tôi còn thúc đẩy phát triển sinh kế gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững thông qua việc hỗ trợ khoán bảo vệ rừng cho các nhóm hộ, cộng đồng dân cư vùng đệm, xây dựng các mô hình phát triển sinh kế hộ gia đình, tham gia phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ. Đây cũng là bước ngoặt mở ra triển vọng đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng “tăng trưởng xanh”, biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai”-ông Ty thông tin.
Chủ động chuyển hướng phát triển du lịch
Cũng theo ông Trịnh Viết Ty, danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới sẽ mở ra cơ hội để các nhà khoa học trong nước và quốc tế tiếp cận khu vực này với các nghiên cứu chuyên sâu và quy mô hơn, góp phần khẳng định và nâng cao giá trị đa dạng sinh học của Kon Chư Răng nói riêng, Kon Hà Nừng nói chung. Qua đó, không những nâng cao khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái khu vực vùng lõi mà còn tạo tiền đề xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên gắn với phát triển du lịch, ổn định đời sống người dân vùng đệm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững tại địa phương. Đặc biệt là tạo cơ hội để người dân và cộng đồng chủ động chuyển từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang tham gia kinh doanh dịch vụ, thu hút lao động địa phương tạo ra các sản phẩm du lịch, cải thiện sinh kế bền vững.
Vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng là những khoảnh rừng nguyên sinh, thảm thực vật, hệ thống hồ, suối đa dạng cùng hệ động-thực vật phong phú. (ảnh đơn vị cung cấp)
Vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng là những khoảnh rừng nguyên sinh, thảm thực vật, hệ thống hồ, suối đa dạng cùng hệ động-thực vật phong phú. (Ảnh đơn vị cung cấp)
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Hoan-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-nhấn mạnh: Việc phát triển hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học với giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc; giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống là nhiệm vụ cấp bách cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đặc trưng, các giá trị vật thể và phi vật thể trong vùng để quảng bá đến toàn thế giới, góp phần hỗ trợ các cộng đồng dân cư trong vùng phát triển kinh tế, từng bước nâng cao cuộc sống.
Cũng theo ông Hoan, thời gian tới, ngoài việc tập trung các giải pháp giữ rừng ổn định, 2 vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng cần quản lý theo hướng mở, tập trung triển khai các mô hình cải thiện sinh kế như: trồng dược liệu dưới tán rừng, tạo điều kiện để người dân tham gia phát triển du lịch sinh thái; mở rộng diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng. Cùng với đó, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh kêu gọi doanh nghiệp đến đầu tư phát triển du lịch, xây dựng mô hình kinh tế theo hướng “tăng trưởng xanh” nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng sẵn có hướng đến bảo vệ rừng bền vững, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân.
MINH  TRIỀU
 

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.

Mô hình “Cà phê cảnh quan” ở xã Đak Krong, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.T

“Cà phê cảnh quan”: Đa lợi ích

(GLO)- Cà phê cảnh quan là mô hình trồng cà phê xen canh với các cây trồng khác để tạo cảnh quan sinh thái, giúp mang lại giá trị cao cho cây cà phê, có thể phát triển du lịch.

TP. Pleiku: Đào tạo nghiệp vụ du lịch cho 50 học viên

TP. Pleiku: Đào tạo nghiệp vụ du lịch cho 50 học viên

(GLO)- Ngày 30 và 31-12, tại xã Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), UBND thành phố phối hợp với Trung tâm hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực (Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) tổ chức lớp đào tạo về du lịch trên địa bàn.