Giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu từ 20 năm xuống còn 15 năm để hưởng lương hưu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chính phủ cơ bản thống nhất đối với các nội dung trong dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) như: Giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi...

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 114/NQ-CP phiên họp Chính phủ tháng 7 năm 2023 về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tại Nghị quyết, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); đánh giá dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có nhiều nội dung phức tạp, ảnh hưởng sâu rộng đến hệ thống an sinh xã hội và người lao động.

Chính phủ cơ bản thống nhất giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm. Ảnh: Hà Duy

Chính phủ cơ bản thống nhất giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm. Ảnh: Hà Duy

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tích cực và khoa học trong việc tổ chức xây dựng dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung dự thảo Luật cơ bản đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách, hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội trong điều kiện mới, khắc phục nhiều bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật.

Giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện nội dung dự thảo Luật theo hướng:

Thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về bảo hiểm xã hội; tiếp tục tổng kết quy định pháp luật liên quan và tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, đánh giá đầy đủ cơ sở lý luận và căn cứ để xác định các vấn đề cần kế thừa, các vấn đề cần bổ sung, hoàn thiện hoặc các vấn đề cần bãi bỏ; tổ chức lấy ý kiến các đối tượng tác động, tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, tham khảo kinh nghiệm quốc tế; thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với hoạt động kiểm tra, giám sát; đa dạng hóa nguồn lực để huy động tổ chức thực hiện luật…

Vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần khá phức tạp, có ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế, xã hội nên có thể đưa ra 2 phương án để xin ý kiến Quốc hội, trong đó cần thể hiện quan điểm, căn cứ để lựa chọn phương án cụ thể và nghiên cứu quy định các biện pháp thiết thực hỗ trợ, khuyến khích người lao động tự nguyện bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội cần tổng hợp hai phương án để xin ý kiến Quốc hội, trong đó thể hiện rõ về phương án được lựa chọn, xác định tổng mức chi phí quản lý Bảo hiểm xã hội cụ thể của mỗi phương án trên cơ sở đánh giá đầy đủ cơ sở lý luận, thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế.

Cũng tại Nghị quyết, thống nhất về việc cần có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để bổ sung thêm chính sách, tăng thêm quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, thu hút người dân tham gia bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người dân, thể hiện chủ trương không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, hướng tới đạt mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Chính phủ cơ bản thống nhất đối với các vấn đề như giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi; mở rộng nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc…

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

(GLO) - Chỉ hơn một tuần sau khi tỉnh Gia Lai và Bình Định sáp nhập thành tỉnh Gia Lai mới, nhiều khu vực trung tâm phường Quy Nhơn đã ghi nhận sự gia tăng rõ rệt về mật độ dân cư. Các dịch vụ như nhà trọ, ăn uống, vận chuyển... cũng trở nên sôi động hơn, tạo nên bức tranh nhộn nhịp chưa từng thấy.

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Vụ việc khách du lịch nghỉ tại một khách sạn ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng vì bất cẩn khi hút thuốc lá làm cháy nệm và ga trải giường của khách sạn cách đây ít ngày, được đăng tải trên mạng xã hội, đã gây nhiều ý kiến trái chiều.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

(GLO)- Chiều 8-7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), ông Đinh Ngọc Quý-Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa-Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã đến thăm, tặng quà 10 gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trên địa bàn phường Hội Phú.

null