Gia Lai: Giải quyết Bảo hiểm xã hội 1 lần cho 3.306 người lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Gia Lai, từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết BHXH 1 lần cho 3.306 người với tổng số tiền gần 97 tỷ đồng, tăng 1,21% số người so với cùng kỳ năm trước.

Việc lựa chọn hưởng BHXH một lần đồng nghĩa với việc người lao động tự làm mất đi một số quyền lợi của mình, cụ thể: Người lao động không còn trong hệ thống BHXH được Nhà nước bảo hộ, mất cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng. Người lao động mất đi cơ hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu để hưởng các quyền lợi về khám chữa bệnh BHYT, chăm sóc sức khỏe khi tuổi già. Thân nhân của người lao động không được hưởng chế độ tử tuất khi không may người lao động qua đời. Ngoài ra, số tiền người lao động nhận BHXH một lần thiệt hơn so với số tiền đã đóng vào quỹ BHXH.

Chọn hưởng BHXH một lần đồng nghĩa với việc người lao động tự làm mất đi một số quyền lợi của mình. Ảnh: Như Nguyện

Chọn hưởng BHXH một lần đồng nghĩa với việc người lao động tự làm mất đi một số quyền lợi của mình. Ảnh: Như Nguyện

Theo BHXH tỉnh Gia Lai, thay vì nhận BHXH một lần, người lao động nên bảo lưu thời gian tham gia BHXH để khi có điều kiện tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện. Trong đó, nếu tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí (với các mức hỗ trợ từ 10%, 25%, 30% trên chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn tùy nhóm đối tượng tham gia).

Bên cạnh đó, trong quá trình bảo lưu thời gian đóng BHXH, nếu không may người lao động qua đời, gia đình được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở, thân nhân tùy theo điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (tối đa 4 người) đến khi con trưởng thành hoặc đến khi qua đời (nếu là vợ, chồng hoặc cha, mẹ đã hết tuổi lao động và không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn mức lương cơ sở).

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.