Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Tại huyện Đak Đoa, đoàn giám sát đã đi thực tế giám sát dự án Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Công ty TNHH Nông nghiệp SEC (xã Glar, huyện Đak Đoa).

Theo đó, dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2021, quy mô dự án 68 ha, với tổng vốn đầu tư 55 tỷ đồng. Dự án được điều chỉnh tiến độ xây dựng các hạng mục công trình trong quý I-2025 sang quý II-2026 và đến quý III-2026 đi vào hoạt động.

z6487658221594-7ab0646662a5b7284ec71e703105dc09.jpg
Đoàn giám sát khảo sát thực tế tại dự án ứng dụng công nghệ cao của Công ty TNHH Nông nghiệp SEC (xã Glar, huyện Đak Đoa). Ảnh: Nguyễn Diệp

Tại TP. Pleiku, đoàn đã kiểm tra thực tế kết quả thực hiện dự án khu dân cư đường Nguyễn Chí Thanh. Theo đó, dự án này được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 21-5-2004. Sau đó UBND TP. Pleiku điều chỉnh 2 lần về nội dung trong quy hoạch.

z6487982048039-b9acb5702e87901bed0fd7201c89e8f1.jpg
Khảo sát thực tế tại khu dân cư đường Nguyễn Chí Thanh (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyễn Diệp

Tuy nhiên, khó khăn, vướng mắc là công tác giải phóng mặt bằng tại khu quy hoạch khu dân cư đường Nguyễn Chí Thanh thực hiện theo 3 dự án riêng biệt trên cùng một quy hoạch chi tiết; đa số các hộ dân không đồng thuận phương án bồi thường, hỗ trợ vì cho rằng đơn giá bồi thường thấp. Đặc biệt, đến nay đã 3 năm nhưng UBND TP. Pleiku vẫn chưa ban hành quyết định thu hồi đất đối với các hộ gia đình, cá nhân trong vùng dự án do các hộ chưa thống nhất đền bù, hỗ trợ… Vì vậy, việc triển khai tiếp công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án chưa đảm bảo tính pháp lý theo quy định. Ngoài ra, đoàn giám sát cũng khảo sát thực tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

Kết quả buổi giám sát, đoàn đã ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của chủ đầu tư, chính quyền địa phương, sở ngành liên quan trong quá trình thực hiện để trình cấp có thẩm quyền tháo gỡ trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

(GLO)- Chiều 4-4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Yên Đỗ (TP. Pleiku) tổ chức ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và Đại hội Đảng các cấp.

Một thoáng Hway

Một thoáng Hway

(GLO)- Làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nằm nép mình yên bình bên quốc lộ 19 nhộn nhịp xe cộ. Từ cổng làng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng nhận thấy nét sinh hoạt đời thường của bà con nơi đây ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Nghề bó chổi đót tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Nghề bó chổi đót ở thị xã An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) hiện có hơn 10 hộ dân làm nghề bó chổi đót, tập trung ở các phường: An Phú, Tây Sơn, Ngô Mây. Thu nhập từ nghề bó chổi đót giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, yên tâm gìn giữ nghề truyền thống.

Đường liên xã Kon Gang-Hải Yang đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: N.D

Khởi sắc Kon Gang

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Gia Lai. Sau ngày giải phóng, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khởi sắc.