Gia Lai triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với Giáo dục thường xuyên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn đề nghị các phòng GD-ĐT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-GDTX các huyện; các tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống... triển khai thực hiện nhiệm vụ GDTX năm học 2024-2025.

Theo đó, các đơn vị cần đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về GDTX, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; tăng cường sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả với các cơ quan, ban, ngành, MTTQ và các hội, đoàn thể chính trị-xã hội trong triển khai phong trào thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế.

Sở GD-ĐT đề nghị các đơn vị tăng cường công tác tham mưu hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDTX; huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện nhiệm vụ GDTX, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, cộng tác viên của các cơ sở GDTX.

Các cơ sở GDTX chủ động và phối hợp tổ chức xây dựng tài liệu giáo dục đáp ứng nhu cầu người học theo các lĩnh vực của chương trình GDTX; tích cực mở các lớp giáo dục về kỹ năng sống cho thanh, thiếu niên và những người có nhu cầu; chủ động hợp tác với cơ sở giáo dục đại học, tập đoàn, công ty, doanh nghiệp công nghệ giáo dục, xây dựng, kết nối và chia sẻ học liệu mở, đào tạo trực tuyến nhằm tăng cường chất lượng giáo dục và đa dạng hóa hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai đề nghị các đơn vị chú trọng công tác xoá mù chữ tại những nơi có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Ảnh: Mai Ka
Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai đề nghị các đơn vị chú trọng công tác xoá mù chữ tại những nơi có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Ảnh: Mai Ka

Đối với việc chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Trung tâm GDTX tỉnh, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-GDTX các huyện tổ chức xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập tốt nghiệp THPT năm 2025. Chủ động ôn tập, hướng dẫn học viên làm quen với cấu trúc, định dạng đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025; phối hợp biên soạn tài liệu, nội dung ôn tập tham khảo, tổ chức các kỳ thi thử để học viên, giáo viên và cán bộ quản lý làm quen với quy chế mới, từ đó giảm bớt bỡ ngỡ khi bước vào kỳ thi chính thức.

Cùng với đó, các đơn vị cần tập trung đẩy mạnh công tác xóa mù chữ (XMC), chú trọng XMC tại những nơi có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động thông tin, tuyên truyền, vận động và huy động người mù chữ ra học các lớp XMC. Tăng cường cán bộ, giáo viên đầu mối công tác XMC cho các xã, thôn, làng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ mù chữ cao. Thực hiện tốt công tác điều tra, cập nhật chính xác số liệu người mù chữ trên địa bàn để xây dựng kế hoạch mở lớp XMC và tổ chức các lớp học phù hợp, kịp thời. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc dạy chương trình XMC để bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Sở GD-ĐT cũng đề nghị các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định về GDTX; đẩy mạnh các phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng; động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cơ sở GDTX, cán bộ quản lý, giáo viên, học viên và người lao động thuộc các cơ sở GDTX công lập, ngoài công lập cũng như các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhiều đóng góp cho GDTX, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Có thể bạn quan tâm

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.