Hoàn thiện mạng lưới giáo dục thường xuyên, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục triển khai xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế.
Các học viên tập viết chữ tại lớp xóa mù chữ tại bản Pho Lao Chải, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Các học viên tập viết chữ tại lớp xóa mù chữ tại bản Pho Lao Chải, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên, đa dạng hóa các chương trình đào tạo và đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập là những nhiệm vụ chính được Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra tại Công văn số 3933/BGDĐT-GDTX gửi các sở giáo dục và đào tạo và Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục thường xuyên.

Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tế của các địa phương, để triển khai hiệu quả nhiệm vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện đẩy mạnh các hoạt động xây dựng xã hội học tập. Cụ thể, các đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”, tăng cường sự phối hợp thường xuyên và hiệu quả giữa ngành giáo dục với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể chính trị - xã hội và các địa phương trong tỉnh trong triển khai thực hiện kế hoạch.

Các sở giáo dục và đào tạo triển khai phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030” bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị các sở giáo dục và đào tạo tăng cường công tác tham mưu, chỉ đạo hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và thực hiện đa dạng hóa các chương trình giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh công tác xóa mù chữ tại những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nơi có tỷ lệ người mù chữ cao.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo huy động các nguồn lực, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định về giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh công tác truyền thông và phong trào thi đua khen thưởng để để nâng cao nhận thức và khích lệ người dân và toàn xã hội về giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Có thể bạn quan tâm

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.