Nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên (GDTX) giai đoạn 2022-2030.
Theo đó, tỉnh phấn đấu 100% trung tâm GDTX, giáo dục nghề nghiệp (GDNN)-GDTX được củng cố và tăng cường về đội ngũ cán bộ giáo viên, cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động thường xuyên theo đúng chức năng, nhiệm vụ; 100% cán bộ quản lý và giáo viên trung tâm GDTX, GDNN-GDTX tham gia và hoàn thành các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; chuẩn hóa cán bộ quản lý theo hướng chú trọng kỹ năng quản lý-quản trị hiện đại, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ; 100% trung tâm GDTX, GDNN-GDTX có phòng học kiên cố, bán kiên cố và các phòng chức năng để thực hiện hoạt động GDTX.
Đối với trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), phấn đấu 100% cơ sở được trang bị các cơ sở vật chất cần thiết (tủ sách, bàn ghế, máy vi tính...) để tổ chức các hoạt động thường xuyên theo đúng chức năng, nhiệm vụ; 100% có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm; 100% TTHTCĐ hàng năm được hỗ trợ kinh phí để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động; phấn đấu có 80% các TTHTCĐ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục.
Bên cạnh đó, phát triển mạng lưới các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh, phấn đấu 12/17 huyện, thị xã, thành phố có trung tâm ngoại ngữ được thành lập và hoạt động đáp ứng nhu cầu của người học. Các trung tâm tư vấn du học, kỹ năng sống hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động trên tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.
Trong giai đoạn 2026-2030, tỉnh phấn đấu có 15% cán bộ quản lý, giáo viên trung tâm GDTX, GDNN-GDTX đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; 100% trung tâm GDNN-GDTX đủ điều kiện dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề; 100% trung tâm GDTX, GDNN-GDTX có đội ngũ giáo viên cốt cán đủ năng lực để tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, người lao động; 100% trung tâm GDNN-GDTX đủ điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ GDNN.
Đồng thời, phấn đấu có 100% TTHTCĐ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục. Phát triển mạng lưới các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh, phấn đấu 17/17 huyện, thị xã, thành phố có trung tâm ngoại ngữ được thành lập và hoạt động đáp ứng nhu cầu của người học. Các trung tâm tư vấn du học, kỹ năng sống hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn tỉnh.
LÊ HÀ

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Ngày 28-4, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Dân tộc nội trú (huyện Đak Pơ) tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH, thực tập phương án chữa cháy năm 2025.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.